Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước và quốc tế trong 2 ngày (23-24/5).
5 dự án lỗ nghìn tỷ ách tắc xử lý tranh chấp với nhà thầu Trung Quốc
Giải quyết tranh chấp và quyết toán hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) với các nhà thầu Trung Quốc đang là vấn đề khó khăn lớn nhất khi xử lý các dự án thua lỗ của ngành Công Thương.
Theo Vnexpress.net, trong báo cáo Quốc hội, Chính phủ cho biết, 12 dự án thua lỗ của ngành công thương thì có đến 5 dự án có tranh chấp, vướng mắc EPC. Đó là dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc; nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai; Nhà máy đạm Ninh Bình; dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên;Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất và
Tại các dự án này, nhà thầu và chủ đầu tư Trung Quốc chưa thống nhất việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi xuất xứ, thông số kỹ thuật, số lượng thiết bị so với hợp đồng đã ký và khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng. Hơn nữa, nhà thầu và chủ đầu tư chưa thống nhất tranh chấp quyết toán chi phí chạy thử, thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của hợp đồng. Như vậy, giá trị quyết toán thực tế phát sinh không phù hợp với hợp đồng EPC đã ký trước đó.
Vướng mắc còn liên quan đến chi phí thay đổi thiết kế, sửa chữa công trình đã thi công, yêu cầu bồi thường chi phí dịch vụ kỹ thuật kéo dài, chi phí chờ đợi hướng dẫn lắp đặt thiết bị,phí bảo dưỡng khắc phục hư hỏng thiết bị,…
Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương gần 43.700 tỷ đồng, sau điều chỉnh tăng gần 46% tương đương 63.610 tỷ đồng Trong đó, vốn vay hơn 47.451 tỷ đồng (75%),vốn chủ sở hữu trên 14.350 tỷ đồng (khoảng 23%), phần còn lại gần 2,9% từ các nguồn khác.
Sau 3 năm xử lý 12 dự án này, chỉ có 2 dự án bắt đầu có lãi là Nhà máy thép Việt Trung và Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 Hải Phòng. Hai dự án khác giảm lỗ, một dự án vận hành trở lại sau thời gian dừng hoạt động (dự án Nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ), còn lại 7 dự án vẫn thua lỗ, dừng hoạt động hoặc đầu tư dở dang.
Panasonic chuyển nhà máy từ Thái Lan sang Việt Nam và tuyển dụng 8000 lao động
Panasonic sẽ đóng cửa một nhà máy lớn tại Thái Lan vào tháng 3/2021 và chuyển hoạt động sản xuất sang một nhà máy lớn hơn tại Việt Nam để nhằm đạt hiệu quả sản xuất tốt hơn.
Theo tờ Nikkei Asian Review, từ giai đoạn 1970, các hãng sản xuất đồ điện tử ở Nhật đã chuyển sản xuất hàng nội địa sang Singapore và Malaysia khi mà đồng yên tăng nhanh chóng bởi Nhật áp dụng chính sách tỷ giá thả nội và làm tổn hại đến sức cạnh tranh về giá của hàng Nhật. Sau đó, hoạt động sản xuất dần được chuyển sang các nước như Thái Lan do giá nhân công rẻ còn mức lương tại Singapore ngày một tăng cao.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất của Nhật cũng tìm kiếm các địa điểm rẻ hơn đồng thời tiếp cận sâu hơn với những thị trường đông dân với nhu cầu tủ lạnh, máy giặt,… tăng cao như các nước khu vực Đông Nam Á có Việt Nam, Philinpines và Indonesia.
Hiện tại, Panasonic đã quyết định ngừng sản xuất tại nhà máy ở Bangkok đã được vận hành từ năm 1979, cụ thể máy giặt sẽ ngừng sản xuất vào tháng 9/2020 và tủ lạnh vào tháng 10/2020. Đến tháng 3/2021, toàn bộ nhà máy này sẽ chính thức đóng cửa hoàn toàn, ngoài ra một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Thái Lan cũng sẽ bị đóng cửa. Việc này khiến 800 nhân viên đang làm việc tại nhà máy sẽ bị sa thải, tuy nhiên họ sẽ được tuyển vào vị trí mới trong cùng doanh nghiệp.
Panasonic sẽ chuyển trung tâm sản xuất tủ lạnh và máy giặt sang nhà máy sản xuất tại Việt Nam nhằm tiết kiệm chi phí và tập trung sản xuất các thiết bị lớn, ngoài ra còn sản xuất tivi, điện thoại không dây, thiết bị thanh toán thẻ đầu cuối và thiết bị công nghiệp. Theo đó, Panasonic sẽ tuyển dụng khoảng 8000 lao động tại Việt Nam.
Giá dầu đang trên đà phục hồi nhanh chóng
Khi xe cộ lưu thông trở lại sau giãn cách xã hội do dịch bệnh, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu đã góp phần phục hồi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên toàn cầu, giá dầu đã trở lại vùng giá 30 đô la Mỹ/thùng chỉ vài tuần sau khi rơi xuống vùng âm.
Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, giá dầu thường có xu hướng tăng khi người dân đi lại nhiều hơn, các nhà máy nối hoạt động và các tàu container vận chuyển hàng hóa di chuyển khắp nơi trên thế giới.
Theo dữ liệu Chính phủ Mỹ, sau khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng, lượng xăng ô tô mà các công ty năng lượng cung ứng ra thị trường tăng gần 40%. Trong phiên giao dịch 20/5, giá dầu ở Tây Texas giao tháng 7 ở New York tăng 1,53 đô la (4,8%) lên mức 33,49 đô la/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 10-3. Tương tự, giá dầu Brent tại thị trường London tăng 1,1 đô la (3,2%) lên mức 35,75 đô là/thùng, cao nhất từ ngày 11-3.
Bên cách đó, nhu cầu nhiên liệu chưng cất bao gồm diesel chủ yếu sử dụng ở xe tải, tàu lửa và tàu vận tải biển cũng đang nhích lên, nhu cần nhiên liệu máy bay vẫn còn yếu.
Góp phần vào việc giá dầu trên đà tăng là mức sụt giảm tại các kho dự trữ dầu quan trọng trên khắp thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc, Mỹ. Ngoài ra, theo số liệu từ công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes, số lượng giàn khoan còn hoạt động ở Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục từ năm 1991, chỉ còn chưa đến 50% so với tổng giàn khoan đầu năm nay. Nhiều công ty cũng dự định giảm nguồn cung dầu để đối phó với cơn suy thoái.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tư vấn nhận định thị trường dầu vẫn trong cơn khủng hoảng, giá dầu có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể bị chặn đứng bởi các lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang tái trỗi dậy.
Apple đã sản xuất tai nghe AirPods Pro tại Việt Nam
Dòng chữ “Lắp ráp ở Việt Nam” đã xuất hiện trên một số sản phẩm tai nghe AirPods Pro của Apple, cho thấy công ty Mỹ này đã chuyển sản xuất một phần sản phẩm này từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo tạp chí công nghệ The Verge, Apple đã giảm dần sự phụ thuộc việc sản xuất vào Trung Quốc do đại dịch Covid-9 và chiến tranh thương mại ngày một căng thẳng hơn.
Trong nhiều năm qua, Apple lắp ráp phần lớn sản phẩm tại Trung Quốc, thông thường các sản phẩm tai nghe AirPods của Apple thường có dòng chữ “Lắp ráp tại Trung Quốc”. Tuy nhiên, công ty này đã hướng sự quan tâm nhiều hơn tới việc đa dạng hóa các địa điểm sản xuất và thực tế Apple đã có những khoản đầu tư khá lớn ở nước ngoài.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tăng thuế với một số sản phẩm của Apple, gây áp lực thêm cho công ty này.
Theo báo The Information đưa tin rằng Apple có kế hoạch sử dụng nhà máy tại Việt Nam để sản xuất tai nghe dù rằng sản phẩm này vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc. Hiện chưa thể biết bao nhiêu phần trăm sản phẩm AirPods được sản xuất tại Việt Nam và liệu Apple có tiếp tục có kế hoạch sản xuất thêm các loại sản phẩm khác tại Việt Nam.
The post Điểm tin kinh tế ngày 23-24/5: 5 dự án lỗ nghìn tỷ ách tắc xử lý tranh chấp với nhà thầu Trung Quốc appeared first on Đại Kỷ Nguyên.