vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ động ứng phó El Nino

2023-06-25 08:25

Thời tiết xấu, thiên tai bất thường

Cơ quan khí tượng cho biết El Nino đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam và sẽ tiếp tục phát triển từ tháng 6 cho tới hết năm 2023, duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 80 - 90%.

Trong điều kiện El Nino, ở hầu hết các vùng trong cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường; nắng nóng có thể nhiều hơn và gay gắt hơn; khả năng xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung nhiều vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn cả về cường độ và quỹ đạo.

Chủ động ứng phó El Nino - Ảnh 1.

Sông Đà đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Thọ cạn trơ đáy

Ngô Trần

Đáng lưu ý, El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước với mức phổ biến từ 25 - 50%. Vì thế, nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô năm 2023.

Thủy điện miền Bắc vượt mực nước chết, nguồn cung điện đang tăng lên

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết hiện tượng ENSO, đặc biệt trong pha nóng là El Nino gây ra thời tiết và khí hậu rất khác nhau, biến động lớn. Biểu hiện của tính biến động lớn có thể kể đến là mặc dù những năm El Nino thì xu thế chung là lượng mưa giảm, bão ít, tuy nhiên cũng trong các năm này từng xuất hiện những trận mưa với lượng mưa lớn cực đoan trong thời đoạn ngắn.

"Chúng tôi lưu ý không phải chỉ thiếu hụt lượng mưa mà còn có thể có những trận mưa rất lớn gây lũ, lũ quét và sạt lở đất. Qua đây có thể đánh giá những năm El Nino thường gắn với những năm thời tiết xấu và thiên tai bất thường", ông Lâm nhận định.

"Các hồ chứa cũng cần xem xét có điều chỉnh kế hoạch vận hành, sản xuất để ứng phó với nguy cơ thâm hụt lượng mưa. Bên cạnh ứng phó với tình hình thiếu nước, khô hạn trong điều kiện El Nino thì chúng ta cũng không được mất cảnh giác với khả năng xảy ra các trận mưa lũ bất thường như đã từng xảy ra trong những năm El Nino trước đây", ông Lâm nói thêm.

Chủ động ứng phó El Nino - Ảnh 2.

Đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) bị ngập sau trận mưa lớn ngày 12.6.2023

Đình Huy

Chuẩn bị kỹ các phương án ứng phó kịp thời

PGS-TS Phạm Thị Thanh Ngà, Phó viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, cho biết ngay từ đầu mùa hè năm nay, biến đổi khí hậu kết hợp với El Nino đã gây ra các đợt nắng nóng và cực đoan khí hậu trên khắp toàn cầu. Tại Việt Nam, điển hình như đợt nắng nóng và khô hạn xảy ra trong tháng 5 vừa qua, nhiệt độ cao nhất đã đạt mức xấp xỉ và phá vỡ kỷ lục quan trắc tại nhiều trạm quan trắc. Đặc biệt, kỷ lục về nhiệt độ đã xuất hiện như 44,2 độ C tại H.Tương Dương (Nghệ An) trong ngày 7.5 là mức nhiệt cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm đó; 41,3 độ C vào ngày 17.5 tại Q.Hà Đông là mức nhiệt tại Hà Nội cao nhất trong tháng 5.

Miền Bắc mưa giông hết tháng 6, tình trạng hạn hán được cải thiện

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến hết tháng 6, khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên từ đêm 24 - 27.6 chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác. Từ ngày 28.6 - 2.7 có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Tình hình mưa cuối tháng 6 sẽ giúp hạn hán ở khu vực Bắc bộ cũng như các hồ thủy điện ở miền Bắc có khả năng được cải thiện dần. Cơ quan khí tượng lưu ý cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi phía bắc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đình Huy

Theo thống kê, từ đầu mùa khô 2022 - 2023 đến nay, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm ở khu vực Bắc bộ và hầu hết khu vực Tây nguyên. Tổng lượng mưa từ tháng 12.2022 - 5.2023 thiếu hụt so với trung bình nhiều năm vào khoảng 20 - 40% ở hầu hết khu vực Bắc bộ và dưới 20% ở khu vực Tây nguyên, cực nam của nam Trung bộ, Đông Nam bộ và một phần ĐBSCL.

"Việc thiếu hụt mưa kết hợp với nắng nóng đến sớm và kéo dài cũng làm gia tăng tình trạng khô hạn trong những tháng qua. Tình trạng khô hạn thường nghiêm trọng hơn trong những năm El Nino; trong đó, các khu vực chịu tác động nghiêm trọng nhất là Nam bộ, nam Trung bộ và Tây nguyên", PGS-TS Phạm Thị Thanh Ngà phân tích.

Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển hệ thống mạng lưới thủy điện ở các nước thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông, tình hình thiếu hụt dòng chảy, hạn hán và xâm nhập mặn càng nghiêm trọng hơn ở khu vực ĐBSCL.

"Một số ngành, lĩnh vực và địa phương chịu tác động của hạn hán và EL Nino cần chuẩn bị kỹ các phương án ứng phó kịp thời, như tích trữ đủ nước trong mùa mưa 2023 phục vụ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô 2023 - 2024; chủ động thay đổi cơ cấu thời vụ; thường xuyên cập nhật các bản tin để có chỉ đạo sản xuất kịp thời", bà Ngà nói.

Dịch bệnh có thể gia tăng do thiên tai

Theo PGS-TS Phạm Thị Thanh Ngà, thực tế cho thấy trong những năm El Nino, diễn biến thời tiết và khí hậu thường rất bất thường và khó dự báo, thiên tai thường tác động nghiêm trọng đến các hoạt động KT-XH, môi trường và sức khỏe người dân.

Chủ động dự phòng các tình huống, không để xảy ra thiếu điện

Báo cáo tình hình cung ứng điện gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên ngày 24.6, Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết hiện tại Bắc bộ đã vào thời kỳ mưa lũ nên lượng nước về các hồ thủy điện được cải thiện. Hiện nay, các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Bản Chát đều đã tích được mực nước cao hơn mực nước chết từ 5 - 9 m, riêng hồ thủy điện Lai Châu cao hơn gần 20 m. Tuy nhiên, các thủy điện này vẫn được hạn chế huy động, đang dự trữ nước để ứng phó với những đợt nắng nóng tiếp theo.

Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết cập nhật đến ngày 23.6, toàn bộ sự cố ngắn ngày ở các tổ máy nhiệt điện than ở miền Bắc cơ bản đã được khắc phục, đưa vào vận hành trở lại khiến sản lượng nhiệt điện tăng lên. Nhiều nhà máy thủy điện đã cách khá xa mực nước chết nhưng trong bối cảnh El Nino bắt đầu xuất hiện, dự báo kéo dài sang năm 2024 thì nguồn cung điện ở miền Bắc vẫn trong tình trạng căng thẳng.

Cũng theo vị lãnh đạo này, để chủ động ứng phó với El Nino, Bộ Công thương đã có chỉ đạo, đối với miền Trung và miền Nam hiện nay đã đảm bảo cung cấp điện và không phải chạy dầu trong thời gian tới. Trong một số trường hợp phụ tải tăng cao bất thường hoặc sự cố nhiều nguồn nhiệt điện, có thể linh hoạt huy động các nguồn chạy dầu DO để đáp ứng.

"Các địa phương, doanh nghiệp, người dân cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Để miền Bắc không thiếu điện trong những năm tới, các doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác các loại hình nguồn điện mới", vị lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực nói.

Phan Hậu

Bà Ngà lấy ví dụ thiên tai bất thường trong những năm có El Nino như: mùa đông 2015 - 2016 rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhưng xuất hiện băng tuyết ở nhiều nơi và cả ở những nơi trong lịch sử chưa hề có tuyết như H.Ba Vì (Hà Nội) và H.Kỳ Sơn (Nghệ An). Năm 1997, cơn bão Linda có quỹ đạo khá bất thường đổ bộ vào khu vực Cà Mau gây rất nhiều thiệt hại do không có sự chuẩn bị ứng phó. Năm 2015, tại Quảng Ninh đã xuất hiện mưa lớn lịch sử vào cuối tháng 7. Năm 2002, mưa lớn xuất hiện và gây lũ lớn trên các khu vực sông Hồng và sông Thái Bình, lũ lớn ở Trung bộ cuối tháng 9…

"Để chủ động ứng phó với El Nino và biến đổi khí hậu, cần thông tin dự báo đầy đủ, chi tiết, kịp thời và thời hạn dự báo đủ dài để làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó và ứng phó; lập kế hoạch về sản xuất, kinh doanh phù hợp; có sự tuyên truyền nâng cao nhận thức để có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân", bà Ngà nói. 

Xem thêm: mth.460139210526032581-onin-le-ohp-gnu-gnod-uhc/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ động ứng phó El Nino”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools