Các nghiên cứu khoa học hiện đã ghi nhận những thay đổi như trên ở hơn 20 loại hệ sinh thái khác nhau. Đó là các hệ sinh thái đã thật sự đi qua điểm tới hạn.
Nhóm nhà nghiên cứu Anh, bao gồm John Dearing - giáo sư địa lý vật lý, Đại học Southampton; Gregory Cooper - nghiên cứu viên sau tiến sĩ về khả năng phục hồi sinh thái xã hội, Đại học Sheffield và Simon Willcock - giáo sư về tính bền vững, Đại học Bangor, đã công bố trên tạp chí Nature Sustainability: Trên khắp thế giới, hơn 20% hệ sinh thái đang có nguy cơ bị dịch chuyển hoặc sụp đổ sang một "chế độ" khác.
Những sự sụp đổ này có thể xảy ra sớm hơn dự kiến của các nhà khoa học.
Con người đã gây áp lực căng thẳng cho các hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau. Và khi kết hợp những căng thẳng này với sự gia tăng của thời tiết khắc nghiệt do khí hậu, ngày vượt qua các điểm tới hạn này có thể được đẩy nhanh tới 80%.
Điều thực sự khiến các nhà nghiên cứu lo lắng: một hệ sinh thái sụp đổ có thể có tác động dây chuyền đến các hệ sinh thái lân cận thông qua các vòng phản hồi liên tiếp, một kịch bản "vòng lặp diệt vong sinh thái" với những hậu quả thảm khốc.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm vi tính để lập hơn 70.000 mô phỏng khác nhau. Trên tất cả bốn mô hình chính, sự kết hợp giữa căng thẳng và các sự kiện cực đoan đã đưa ra ngày đến điểm sụp đổ được dự đoán trước từ 30 - 80%.
Điều này có nghĩa là một hệ sinh thái được dự đoán sẽ sụp đổ vào những năm 2090 do sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể sụp đổ vào những năm 2030 khi nó bị những vấn nạn khác tác động vào như lượng mưa cực đoan, ô nhiễm, hoặc tăng đột biến trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Theo các nhà nghiên cứu, không có cách nào để khôi phục các hệ sinh thái bị sụp đổ trong bất kỳ khung thời gian hợp lý nào.
Không kịp thời cứu các hệ sinh thái ngay từ bây giờ, tương lai con cháu chúng ta sẽ phải "chịu đòn".
Các chuyên gia cảnh báo Canada sẽ phải đối mặt với một năm cháy rừng nghiêm trọng hơn, và thủ phạm không chỉ do biến đổi khí hậu.