vĐồng tin tức tài chính 365

Học phí thời dịch COVID-19: Nhà giàu cũng... khóc

2021-06-02 08:56
Học phí thời dịch COVID-19: Nhà giàu cũng... khóc - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH RMIT (cơ sở Nam Sài Gòn) trong một hoạt động thảo luận thời chưa có dịch COVID-19 - Ảnh: RMIT

Chuyện sinh viên ở các trường vốn thường được gắn mác dành cho "con nhà giàu" than khó vì tiền học có lẽ làm nhiều người bất ngờ.

Vay tiền để trả học phí

Vừa qua, một bài viết trên trang Confessions (một hình thức chia sẻ ẩn danh) của sinh viên Trường ĐH RMIT Việt Nam nhận được hàng ngàn lượt tương tác trên Facebook. Nội dung như sau: "Dịch làm nhà mình rơi vào cảnh nợ nần. 

Ba mẹ không còn khả năng chi trả học phí cho nữa, mà mình còn 4 học kỳ mới xong. Mình đang stress quá, không biết phải làm sao... Mình muốn vay một khoản tiền để cố gắng học nốt, tốt nghiệp sớm rồi đi làm sẽ trả lại. Mọi người có biết ai hoặc quỹ nào cho vay kiểu như vậy thì giúp mình nhé!".

Bài viết được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội trong nhiều ngày. Ở phần bình luận, nhiều lời khuyên được đưa ra, từ kết nối xin học bổng, bảo lưu một năm, đến cảnh báo chớ nên dính vào cho vay, đa cấp... Điều đáng nói, không ít bạn trẻ cho biết mình cũng đang gặp phải tình trạng tương tự và rất đồng cảm với những gì tác giả Confessions trải qua.

T.T.L. (21 tuổi, quê Hà Nội) - sinh viên một trường ĐH có mức thu học phí trên 200 triệu đồng/năm - là một ví dụ. Tâm sự với chúng tôi, L. tiết lộ gia đình có một xưởng gia công ở ngoại thành Hà Nội. 

Dịch bệnh khiến nguồn nguyên liệu đầu vào vốn phải nhập từ nước ngoài trở nên khan hiếm. Trong những đợt bùng phát dịch như hiện nay, xưởng buộc lòng cho nhân viên nghỉ, sản xuất gần như "đóng băng". Thậm chí khi có hàng, nhiều đối tác cũng tiêu thụ "nhát tay" vì đầu ra hạn hẹp.

Đầu tháng 6-2020, L. chọn cách bảo lưu kết quả học tập, một phần vì muốn "dây dưa" thời gian để chờ kinh tế hồi phục, một phần không muốn chuyện học của mình thành gánh nặng cho cha mẹ. L. nhận hai công việc cùng một lúc, gồm nhân viên bán hàng cho một công ty bất động sản và buổi tối dạy thêm ở trung tâm Anh ngữ.

 Cứ thế suốt một năm qua, L. tích góp tiền chờ ngày học lại. "Nhưng năm tới là hết thời hạn bảo lưu rồi mà tình hình kinh tế gia đình vẫn không khá hơn, nên mình cũng hoang mang lắm" - L. nói.

Nhiều hỗ trợ cho sinh viên

Ông Tăng Thanh Tuấn - trưởng phòng quản lý sinh viên, Trường ĐH RMIT Việt Nam - cho biết số sinh viên gặp khó khăn về tài chính ở trường chủ yếu có hai hướng giải quyết: thứ nhất là xin gia hạn thời gian đóng học phí, thứ hai là xin bảo lưu kết quả học tập. 

Số sinh viên này bao gồm cả sinh viên Việt Nam lẫn sinh viên quốc tế, chiếm dưới 2% tổng số sinh viên bậc đại học tại Trường ĐH RMIT Việt Nam.

Ông Tuấn nói thêm riêng trong năm 2021 nhà trường có thêm chương trình đặc biệt "Hỗ trợ khó khăn tài chính vì COVID-19 2021" (2021 COVID-19 Financial Hardship Support) dành cho những sinh viên có nhu cầu trợ giúp tài chính trong mùa dịch này. 

"Sinh viên đang theo học ĐH và thạc sĩ có thể xin hỗ trợ giảm học phí từ chương trình này trong năm 2021. Khi đáp ứng đủ điều kiện của chương trình, sinh viên sẽ được giảm trừ trực tiếp 10 triệu đồng cho học phí mỗi môn học đã đăng ký trong học kỳ" - ông Tuấn nói.

Trong năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022, một số trường tư thục cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ sinh viên. Ví dụ, Trường ĐH Hoa Sen cho giãn đóng học phí thành nhiều lần. Sinh viên có thể làm thủ tục và học phí có thể được đóng thành 3 đợt trong 1 học kỳ.

Giảm học phí cũng là một hướng đi. Chẳng hạn, năm học 2020 - 2021, Trường ĐH FPT cũng đã trích hàng chục tỉ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển để hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo đó giảm tối đa 20% tổng học phí phải đóng các tháng kỳ hè. 

TS Lê Trương Tùng - chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT - cho biết sắp tới, tùy vào tình hình dịch bệnh mà trường sẽ có những bước hỗ trợ tiếp theo. Thời gian này những sinh viên có nhu cầu hỗ trợ tài chính có thể liên hệ bộ phận công tác sinh viên của trường.

Học phí thời dịch COVID-19: Nhà giàu cũng... khóc - Ảnh 2.

Chia sẻ của sinh viên trên trang ĐH RMIT Confessions nhận được nhiều đồng cảm và tương tác - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tính cả những rủi ro ngay từ đầu

TS Trần Hà Kim Thanh - sáng lập chương trình tài chính giáo dục EduFin - chia sẻ những phụ huynh đang lên kế hoạch cho chặng đường học tập của con cần tìm hiểu thật kỹ ngay từ đầu, từ chương trình học, thời gian, học phí và cả những khoản tiền có thể phát sinh.

Chi phí cần được cộng thêm các rủi ro có thể xảy đến và đối chiếu phù hợp với túi tiền của mỗi gia đình. "Cần xác định phải chuẩn bị bao nhiêu tiền cho việc học của con rồi để ý đến việc quản lý tài chính cá nhân phù hợp nhất, nhờ vậy có một chiến lược tích lũy rõ ràng" - bà Thanh nói.

Bài học cho các bạn trẻ

Sau một trong những "biến cố" lớn của tuổi trẻ vừa qua, Võ Phi Long, sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, chia sẻ đã tập được tính tiêu xài tiết kiệm hơn trước đây rất nhiều. Mua sắm bất cứ thứ gì, Long cũng đắn đo, xem có cần hay không, có cách nào thay thế hay không.

Long tâm sự: "Mình cũng đã ý thức được chuyện tìm việc làm thêm và lo nghĩ hơn các công việc trong nhà. Trước đây có đôi lúc mình cũng vô tâm, nhưng giờ thì thường chia sẻ với cha mẹ những chuyện gia đình đang gặp phải".

Tăng học phí 20-50 triệu đồng/năm, các trường quốc tế ở TP.HCM nói gì?Tăng học phí 20-50 triệu đồng/năm, các trường quốc tế ở TP.HCM nói gì?

TTO - Năm học 2021 - 2022, phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều thông báo sẽ điều chỉnh học phí theo hướng tăng so với năm học trước đó. Biên độ tăng dao động từ 20 - 50 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 10 - 20% tùy cách tính.

Xem thêm: mth.97940940020601202-cohk-gnuc-uaig-ahn-91-divoc-hcid-ioht-ihp-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học phí thời dịch COVID-19: Nhà giàu cũng... khóc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools