vĐồng tin tức tài chính 365

Không được lãng phí thời gian giãn cách

2021-06-02 08:56
Không được lãng phí thời gian giãn cách - Ảnh 1.

TP.HCM có 15 ngày giãn cách xã hội để tập trung phòng chống COVID-19, do vậy cần phải triển khai giãn cách hiệu quả nhất. Trong ảnh: do thông tin chưa rõ ràng, chốt chặn ở quận Gò Vấp chưa hợp lý dẫn đến tập trung đông người - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ngày thứ 2 thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), TP.HCM đã xuất hiện tình trạng dồn ứ giao thông tại các chốt chặn và lực lượng chức năng phải xả trạm.

Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức đã kiểm tra thực tế và có những chỉ đạo, yêu cầu điều chỉnh nhằm thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và phòng chống dịch đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đề nghị quận Gò Vấp rà soát lại quy định của chỉ thị 16, chỉ đạo của UBND TP để lập danh mục cụ thể những loại hình được duy trì hoạt động trên địa bàn Gò Vấp. Đối với những loại hình sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động thì phải cho người dân vào làm việc nhưng người đó phải cam kết chỉ đi đến chỗ làm việc. Đồng ý đề xuất của Gò Vấp cho các công chức, viên chức sinh sống ở Gò Vấp làm việc tại các địa bàn khác sẽ được làm việc tại nhà. Ngược lại công chức, viên chức làm ở các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn Gò Vấp nếu có thể thì bố trí làm việc tại nhà.

Ông DƯƠNG ANH ĐỨC (phó chủ tịch UBND TP.HCM)

Tổ chức chốt chặn chưa chuẩn

Sáng 1-6, 10 chốt được tái lập trên các tuyến đường trục chính ở địa bàn quận Gò Vấp. Tại chốt chặn trên đường Quang Trung, hàng rào dây thép được căng, các lực lượng gồm dân phòng, công an, cảnh sát giao thông có mặt tại hiện trường.

Trong khoảng 30 phút đầu giờ sáng, hàng trăm phương tiện đổ dồn về đây khiến lượng xe bị dồn ứ. Anh Lê Xuân Trọng (38 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) bày tỏ: "Tôi lỡ ra ngoài nhưng không mang giấy tờ tùy thân nên phải đứng chờ người thân mang ra rồi làm khai báo y tế mới được qua. 

Thời điểm tôi đến đây thấy quá trời người đứng chờ san sát nhau rất dễ lây dịch bệnh. Cá nhân tôi nghĩ rằng cơ quan chức năng nên thông báo đến từng người dân cần chuẩn bị cụ thể những giấy tờ thủ tục gì trước khi đến chốt. Và quan trọng nhất là phải khai báo y tế tại nhà, qua mạng để không phải xảy ra tình trạng tập trung quá đông tại chốt gây ùn ứ giao thông thế này".

Còn anh Dương Thanh Nhật - nhân viên giao hàng - chia sẻ ngày bình thường đoạn giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng thường xuyên xảy ra kẹt xe mà nay lập chốt thì tình trạng này càng trở nên phức tạp hơn. Lượng người dồn quá đông một lúc tại chốt để làm thủ tục, khai báo y tế chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe. 

Việc lập các chốt kiểm soát là rất cần thiết để phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong thời điểm này. "Nhưng tôi nghĩ việc bố trí chốt nên thêm lực lượng và dọc theo tuyến đường để hướng dẫn, phân luồng từ xa, tránh việc tập trung quá đông người làm thủ tục như 2 ngày hôm nay" - anh Nhật nói.

Do các chốt chặn đặt tại các tuyến đường liên quận nên không chỉ có người dân ở quận Gò Vấp "ra, vào" mà còn một lượng lớn người từ các quận khác "quá cảnh" khiến số lượng người tập trung mỗi lúc đông thêm. 

Là một trong những người "quá cảnh" qua chốt chặn ở Gò Vấp, chị Hồng Tiên (quận 12) góp ý: để giảm bớt áp lực giao thông tại các chốt chặn, cơ quan chức năng cần thông tin cho người dân lộ trình thay thế. Nên dựng các bảng thông báo lớn có dán lộ trình di chuyển để người dân biết. Đừng để trên một con đường, chốt đầu vào cho dân đi rồi dồn ứ ở chốt đầu ra.

Không được lãng phí thời gian giãn cách - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng chốt trạm trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp sáng 1-6 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Phải lập hai hệ thống chốt kiểm soát

Tại cuộc họp với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chiều 1-6, một số sở ngành lại cho rằng giải pháp lập chốt kiểm tra chặt như Gò Vấp hai ngày đầu giãn cách vừa tốn sức người, vừa không hiệu quả.

Ngay cả Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cũng đánh giá "giải pháp quận Gò Vấp áp dụng hai ngày qua chưa chuẩn". 

Theo ông Đức, mục tiêu lập chốt là để dịch bệnh không lây lan. Tuy nhiên, việc lập chốt chặn ở các cửa ngõ dẫn đến việc ùn ứ xe và chưa chắc đạt được mục đích không làm lây lan dịch. Ngược lại tại các điểm ùn ứ có nhiều người đi xe máy tập trung, khả năng lây lan còn nguy hiểm hơn việc người dân chỉ chạy ngang qua.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định giải pháp lập chốt là đúng. Tuy nhiên ông đề nghị quận Gò Vấp lập hai hệ thống chốt lớn và nhỏ. Chốt lớn được đặt tại các tuyến đường của Gò Vấp hoặc địa bàn giáp ranh. 

Đối với những chốt này do lượng phương tiện và người qua lại đông nên có thể kiểm soát theo phương pháp xác suất, nhất là giờ cao điểm. Còn những khung thời gian người và xe đi lại ít có thể kiểm tra 100%. 

"Quận Gò Vấp có thể họp với lãnh đạo các địa phương có địa giới hành chính giáp ranh để bàn và cân nhắc lại các vị trí lập chốt. Các địa phương khác phải xem đây là nhiệm vụ chứ không phải nhờ vả. Cụ thể chốt lập trên địa bàn nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm", ông Đức lưu ý.

Đối với những chốt nhỏ, theo ông Đức, sẽ được đặt ở những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, quanh khu cách ly, phong tỏa... để kiểm soát chặt người ra vào. Số lượng các chốt được lập tùy thuộc vào nguồn lực của quận.

Chợ truyền thống chưa tuân thủ chỉ thị 15

Ghi nhận sáng 1-6 tại khu chợ nhỏ trên đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) có khá đông người dân mua bán. Do chợ nhỏ, nhiều thời điểm khách đi chợ phải chen chúc nhau trong đoạn đường nhỏ hẹp. Một số người bán ở chợ không đeo khẩu trang.

Tương tự, chiều 1-6, tại khu vực chợ Hiệp Bình (TP Thủ Đức) có rất nhiều người dân mua bán dọc hai bên đường, nhiều thời điểm lượng khách đi chợ đông gây ùn ứ kéo dài. Riêng tại chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh), người dân rất vất vả khi đi qua đây vào khung giờ 9h30 - 10h30 và 17h - 18h do hàng quán bán tràn ra đường, lượng người đi chợ đông nghịt.

20210601_173421

Chiều 1-6, khu vực chợ Bà Chiểu đông người mua bán - Ảnh: N.TRÍ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Thanh Trường - trưởng ban quản lý chợ Bà Chiểu - cho biết hiện chợ có 2 chốt kiểm tra y tế. Ngoài ra còn có lực lượng thanh tra kiểm tra nhắc nhở đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách...

Tuy vậy, ông Trường thừa nhận các giải pháp trên chủ yếu áp dụng trong nhà lồng, còn bên ngoài hiện đông đúc do lượng người bán hàng rong nhiều gấp 4-5 lần trong chợ.

Tương tự, ban quản lý nhiều chợ cũng cho rằng kinh doanh hàng rong, chợ tự phát thiếu kiểm soát tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch COVID-19 nhưng họ không thể chấn chỉnh bởi đây là trách nhiệm của phường, quận.

N.TRÍ

Lộ trình không phải vào trung tâm quận Gò Vấp

Theo lộ trình được Sở GTVT công bố, các phương tiện giao thông có thể di chuyển từ các địa bàn khác qua địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) trên một số tuyến đường nhưng không được phép dừng, đỗ và đón, trả khách. Các tuyến đường trên địa bàn quận Gò Vấp được di chuyển gồm:

Đường Phạm Văn Đồng (từ đường Phan Văn Trị đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn), đường Quang Trung (từ cầu Chợ Cầu đến đường Nguyễn Kiệm), đường Lê Đức Thọ (từ cầu Trường Đai đến đường Phan Văn Trị), đường Nguyễn Oanh (từ cầu An Lộc đến đường Quang Trung), đường Nguyễn Thái Sơn (từ cầu An Phú Đông đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn).

Và đường Phan Huy Ích - Phạm Văn Chiêu (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Thống Nhất), đường Thống Nhất (từ đường Quang Trung đến cầu Bến Phân), đường Tân Sơn (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Quang Trung), đường Phạm Văn Bạch (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Tân Sơn), đường Phan Văn Trị (từ đường Thống Nhất đến đường Phạm Văn Đồng), đường Lê Quang Định (từ hẻm 492 đến đường Nguyễn Văn Nghi).

dp_chotchan (1) 1(read-only)

Người dân làm thủ tục qua trạm kiểm dịch Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp sau ngày làm việc chiều 1-6 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cuối cùng là các tuyến đường Nguyễn Văn Nghi (từ đường Lê Quang Định đến đường Nguyễn Oanh), đường Nguyễn Kiệm (từ đường Quang Trung đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn), đường Hoàng Minh Giám (từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Đặng Văn Sâm), đường Bạch Đằng (từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Đặng Văn Sâm), đường Hồng Hà (từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187).

Các tuyến đường trên địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12 được di chuyển gồm: đường Hà Huy Giáp (từ cầu Võng đến cầu An Lộc), cầu Phú Long (tiếp giáp đến đường Hà Huy Giáp), quốc lộ 1 (từ đường Thạnh Lộc 14 đến bến xe Ngã Tư Ga).

Một số hướng đi người dân có thể tham khảo để có lộ trình xuyên suốt hơn như sau: cụm phía phường An Phú Đông có thể đi dọc quốc lộ 1 về ngã tư Bình Phước rồi theo quốc lộ 13 tới khu vực cầu Bình Lợi, cầu Bình Triệu và tiếp tục lộ trình cần tới.

Đối với cụm người dân phía ngã tư An Sương, các phường Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Thới An, quận 12 có thể đi theo lộ trình chính qua hai đường Trường Chinh, Cộng Hòa rồi chọn các đường nhánh theo hướng cần di chuyển.

Giãn cách hôm nay để hôm sau gần lạiGiãn cách hôm nay để hôm sau gần lại

TTO - Sáng nay, ông Tư hưu trí lụi cụi pha ly cà phê và ngồi một mình trên bancông rồi nói hóng xuống với ông bạn già hàng xóm: 'Xa nhau ít bữa rồi gần nhau dài dài nhe ông bạn!'.

Xem thêm: mth.69342730020601202-hcac-naig-naig-ioht-ihp-gnal-coud-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không được lãng phí thời gian giãn cách”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools