vĐồng tin tức tài chính 365

Cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ: Kênh tín dụng đẩy lùi tín dụng đen?

2021-06-03 17:36

Dù chỉ vay một khoản tiền nhỏ, nhưng một số người buộc phải giao sổ đỏ hay sổ hồng làm tài sản thế chấp cho chủ nợ, sau đó bị chủ nợ "phù phép" sang tên dẫn đến mất nhà. Nguyên nhân khiến những vụ việc này xảy ra là do theo quy định trước đây, chỉ các tổ chức tín dụng được nhận thế chấp sổ đỏ, sổ hồng, trong khi việc cá nhân cầm cố sổ đỏ, sổ hồng lại chưa có cơ sở pháp lý.

Nghị định 21/2021 được đánh giá giúp tạo ra hành lang pháp lý cho thị trường tín dụng dân sự giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Khoản vay lớn nhất của chị Khánh được phê duyệt qua ngân hàng chỉ lên đến 200 triệu đồng. Vì vậy, để có khoản tài chính lớn hơn, thủ tục nhanh gọn, nhà chị đã quyết định vay từ người thân. Chị có thể yên tâm làm việc này là do quy định mới đã cho phép cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ.

"Trước đây tôi không dám mang sổ đỏ để vay tiền từ người quen vì sợ khi có tranh chấp thì sẽ không có cơ sở để khởi kiện, bây giờ đã được pháp luật cho phép, tôi cũng yên tâm hơn", chị Bùi Thị Khánh (Hòa Bình) chia sẻ.

Cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ: Kênh tín dụng đẩy lùi tín dụng đen? - Ảnh 1.

Trước đây, chỉ các tổ chức tín dụng được nhận thế chấp sổ đỏ, sổ hồng. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Theo các chuyên gia, Nghị định 21 đã tạo lối đi hợp pháp, khi các văn phòng công chứng sẽ đứng ra chứng nhận các hợp đồng vay mượn với tài sản thế chấp là sổ hồng, sổ đỏ giữa các cá nhân, qua đó bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, tránh những vụ lừa đảo diễn ra.

"Trước đây, các văn phòng công chứng sẽ không đồng ý chứng nhận hợp đồng vay mượn với tài sản thế chấp là sổ đỏ, khiến nhiều giao dịch vay mượn buộc chuyển thành hợp đồng giả cách như hợp đồng mua bán nhà đất, dẫn đến người đi vay thiệt hại, thậm chí bị nhà vì một khoản vay nhỏ. Quy định này rõ ràng giúp người dân thực hiện quyền sở hữu bất động sản của mình, hợp pháp hóa các giao dịch vay mượn nhỏ lẻ", Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, nhận định.

Quy định này cũng được đánh giá sẽ giúp Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội tốt nhờ nắm bắt số lượng, dòng tiền cho vay đối với các giao dịch về cầm cố thế chấp tài sản trong nhân dân, qua đó giúp đẩy lùi tín dụng đen. Tuy nhiên các chuyên gia pháp lý cho rằng, không vì thế mà tránh được hết rủi ro trong giao dịch.

Giới chuyên gia cho rằng, các cá nhân cần phải lưu ý tất cả các trình tự thủ tục trong quá trình nhận bảo đảm bất động sản, hay cũng cần có thêm các quy định như: buộc phải đăng ký thế chấp, giải chấp tài sản tại các cơ quan nhà nước, để hạn chế các tranh chấp xảy ra khi một tài sản được mang đi cầm cố thế chấp cho nhiều người.



* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.8555815130601202-ned-gnud-nit-iul-yad-gnud-nit-hnek-od-os-pahc-eht-nahn-coud-nahn-ac/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags: Tín dụng vay

“Cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ: Kênh tín dụng đẩy lùi tín dụng đen?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools