vĐồng tin tức tài chính 365

Dệt may Việt Nam đối diện với 'ngưỡng trưởng thành' khi xuất hàng sang EU

2021-06-04 16:31

Dệt may Việt Nam đối diện với 'ngưỡng trưởng thành' khi xuất hàng sang EU

Lan Nhi

(KTSG Online) - Sau khi ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), hiện Việt Nam chỉ còn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) ở mức tiêu chuẩn 9,6% và phải chờ 7 năm sau để về 0% theo hiệp định. Từ nay đến đó, dệt may Việt Nam luôn phải đối diện với “ngưỡng trưởng thành” hạn chế việc mở rộng thị phần xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Dệt may Việt Nam vẫn được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan GSP khi xuất khẩu vào EU nhưng phải đối mặt với hàng loạt thách thức về hàng rào kỹ thuật. Ảnh minh họa: Thành Hoa.

Trong những năm đầu tiên EVFTA có hiệu lực, thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng vẫn còn cao hơn so với thuế GSP 9,6% đang được hưởng. Nhưng EVFTA sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam. Hạn chế lớn nhất của GSP là “ngưỡng trưởng thành”, điều này han chế sự mở rộng thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU vì nếu kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vượt quá ngưỡng 14,5% tổng nhập khẩu của sản phẩm này từ tất cả các nước được hưởng GSP trong 3 năm liền thì dệt may Việt Nam sẽ bị loại khỏi cơ chế GSP.

Thống kê của Trung tâm Thông tin Thương mại Bộ Công Thương (Vinanet), xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang EU năm 2020  đạt 3,63 tỉ đô la Mỹ, chiếm 12,2% về kim ngạch xuất khẩu vào EU, rất gần ngưỡng 14,5%  nên cảnh báo trên là cần thiết. 

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU trong 5 năm qua đạt gần 9 tỉ đô la Mỹ nhưng tỉ trọng xuất khẩu dệt may vào EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới của Việt Nam trong những năm qua giảm từ 11,73% (2016) xuống còn 10,47% năm 2020.Thuế suất cơ sở đối với hàng may mặc hiện là 12%. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây đã đưa ra hàng loạt đánh giá đến tác động của các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đến xuất khẩu của dệt may Việt Nam trước mắt và trong 7 năm tới. Theo đó, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU 4 tháng đầu năm 2021 đã tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước. Đó là một tín hiệu đáng mừng phản ánh một phần sự phục hồi sau khủng hoảng của dịch Covid 19.

Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, cùng với xu thế chung của thị trường thế giới, xu thế tiêu dùng hàng may mặc của thị trường EU đã thay đổi rất nhiều. Trong năm 2020, tiêu dùng các mặt hàng veston, áo jacket, sơ mi, quần âu… suy giảm mạnh nhất.

Do đó xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang EU cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sang năm 2021, xuất khẩu các mặt hàng này dù đã có những phục hồi nhất định nhưng vẫn còn ở mức thấp so với năng lực sản xuất cũng như khả năng tiêu thụ của thị trường EU. Trong thời gian này, xuất khẩu các mặt hàng như áo thun, quần áo ngủ, quần áo bảo hộ lao động, quần áo trẻ em… vẫn duy trì đà xuất khẩu.

Với thị trường cung cấp ngoại khối ngoài EU, Việt Nam cùng với Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Myanmar.. mở rộng thị phần hơn trước. Trong số này. Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 6 vào thị trường EU với thị phần đạt 3,06% về lượng và 4,02% về trị giá, tăng so với 2,79% về lượng và 3,90% về trị giá của năm 2019.

Ngoại trừ Trung Quốc thì các nước khác như Bangladesh, Campuchia hay Pakistan đều có lợi thế vượt trội về ưu đãi thuế nhập khẩu so với Việt Nam khi xuất khẩu vào EU. Bangladesh và Campuchia được hưởng chế độ miễn thuế nhập khầu theo chương trình EBA (miễn thuế tất cả các mặt hàng, trừ vũ khí). Pakistan cũng được miễn thuế theo chương trình GSP+. Trong khi đó, Việt Nam chỉ được hưởng mức 9,6% là thuế GSP tiêu chuẩn.

Xem thêm: lmth.ue-gnas-gnah-taux-ihk-hnaht-gnourt-gnougn-iov-neid-iod-man-teiv-yam-ted/729613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dệt may Việt Nam đối diện với 'ngưỡng trưởng thành' khi xuất hàng sang EU”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools