Luật sư tư vấn
Về mặt luật pháp, ly thân không chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa hai vợ chồng, nên thời gian này, vợ chồng chị vẫn còn đầy đủ các quyền, nghĩa vụ về con cái và tài sản chung.
Nếu muốn tái hôn, việc đầu tiên chị cần làm, là hoàn thiện thủ tục ly hôn. Trường hợp chồng chị không thuận tình, chị có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương.
Trong đơn, chị cần nêu rõ mâu thuẫn giữa hai người như có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Sau đó, chị chồng nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cả hai vợ chồng đang cư trú (đã đăng ký hộ khẩu thường trú) hoặc nơi chồng chị đang cư trú (nếu hai vợ chồng ở hai hộ khẩu khác nhau).
Theo quy định của luật Hôn nhân nhân và gia đình 2014, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn,t án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Hoà giải tại toà là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Vướng mắc cơ bản của chị trong trường hợp này là sự không hợp tác từ phía người chồng, thậm chí người chồng không chịu đến tòa án hòa giải hay không tham gia xét sử tại phiên tòa. Trường hợp này, nếu chồng chị vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ hai mà vẫn không có mặt thì tòa sẽ xét xử vắng mặt.
Vậy, chị có thể làm đơn đề nghị tòa án xét xử vắng mặt người chồng khi đã đảm bảo về các căn cứ để ly hôn theo quy định tại khoản 1 điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Để tái hôn, chị và bạn trai cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, trước hết chị và chồng sắp cưới phải đáp ứng được ba điều kiện để kết hôn là về độ tuổi, về năng lực hành vi dân sự và hai người phải tự nguyện kết hôn mà không bị ai ép buộc. Điều kiện cuối cùng, hai người kết hôn mà không thuộc điều cấm nào của pháp luật, đó là: khi hai người không có cùng dòng máu về trực hệ và không phải là những người có họ trong phạm vi ba đời quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Chị cần làm đơn ly hôn đơn phương, sau khi hoàn thiện các thủ tục và được tòa án ra bản án công nhận đã hoàn tất việc ly hôn chị mới có thể tái hôn với người khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư Hà Thảo
Công ty Luật Hà Nội VDT
Xem thêm: lmth.1208824-noh-yl-y-gnod-auhc-gnohc-ihk-oan-eht-noh-iat/ten.sserpxenv