Đây là một những những quyết sách của Chính phủ nhằm xóa bỏ những rào cản trong kiểm tra chuyên ngành đang gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu.
Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu có 7 cải cách lớn, trong đó, Chính phủ giao cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, còn các bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.
Đề án áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra là kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm để tạo điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp, Hải quan áp dụng tối đa phương pháp quản lý rủi ro và chỉ kiểm tra những lô hàng có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5%.
Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết: "Đây là đột phá mang tính quan trọng. Trước đây chúng ta kiểm tra theo từng lô hàng nhưng bây giờ chúng ta kiểm tra theo mặt hàng, tức là một mặt hàng đạt quy chuẩn đã được các cơ quan chứng nhận rồi thì các lô hàng tiếp theo sẽ không phải kiểm tra nữa mà chỉ kiểm tra theo nguyên tắc rủi ro".
Đề án cũng bổ sung 18 mặt hàng vào diện được miễn kiểm tra, thừa nhận hàng hóa đã được kiểm tra tại nguồn, hàng hóa được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và có xuất xứ từ những nước, vùng lãnh thổ có tiêu chuẩn chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định: "Điểm mang tính tiên phong tích cực đó là điện tử hóa áp dụng cổng thông tin điện tử bởi cái đó tiến tới giảm thiểu thao tác của con người và giảm chi phí về thời gian".
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhận định, nếu đề án này được triển khai sẽ cắt giảm được hơn một nửa số tờ khai kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và tiết kiệm cho nền kinh tế Việt Nam gần 400 triệu USD mỗi năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.30992111260601202-uahk-pahn-gnah-mahp-cuht-naot-na-gnoul-tahc-art-meik-hcac-iac/et-hnik/nv.vtv