vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán Mỹ trên đường lập kỷ lục mới bất chấp nỗi lo về Fed và lạm phát

2021-06-08 10:32
Chứng khoán Mỹ trên đường lập kỷ lục mới bất chấp nỗi lo về Fed và lạm phát  - Ảnh 1.

Nhà đầu tư trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. (Ảnh: NYSE).

Ngay cả với lực cản từ lạm phát và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nền kinh tế bùng nổ và lợi nhuận vững chắc của doanh nghiệp sẽ đưa thị trường chứng khoán Mỹ đến tầm cao mới trong mùa hè 2021, CNBC nhận định.

Chỉ số S&P 500 ngày 7/6 giảm điểm trong bối cảnh thị trường dao động trước buổi họp tuần tới của Fed. Có lúc S&P 500 chỉ còn cách chưa đến 20 điểm so với mức đỉnh 4.238 điểm ngày 7/5.

Ông Adam Parker, nhà sáng lập Trivariate Research cho biết: "Tôi khá lạc quan về chứng khoán Mỹ". Ông chỉ ra 4 lý do bao gồm kinh tế tăng tốc, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, sự sẵn lòng giúp đỡ của Fed và kích thích tài khóa từ Quốc hội.

Lực đẩy từ cổ phiếu tăng trưởng?

Chỉ số S&P 500 đã tiến gần mức đỉnh lịch sử và có được cú hích vào thứ Sáu tuần trước với báo cáo việc làm tháng 5. Cổ phiếu công nghệ đã bật tăng nhưng đến phiên đầu tuần lại sụt giảm do tin nhóm G7 đồng ý với thuế suất thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%, cao hơn mức mà một số công ty công nghệ vốn hóa lớn hiện phải trả.

Nhóm công nghệ của S&P 500 mất 0,25%. Tuy nhiên vật liệu mới là nhóm giảm mạnh nhất, sụt 1,2%.

Chứng khoán Mỹ trên đường lập kỷ lục mới bất chấp nỗi lo về Fed và lạm phát  - Ảnh 2.

Số liệu lấy đến ngày 7/6/2021.

Ông Scott Redler, người theo dõi các chỉ số kỹ thuật ngắn hạn, hy vọng S&P sẽ sớm lập đỉnh lịch sử mới, nhưng thị trường cần sự thúc đẩy của nhóm công nghệ.

"Dữ liệu đẹp thì bán cổ phiếu công nghệ. Dữ liệu làng nhàng thì giữ nguyên, yếu ớt thì mua thêm cổ phiếu công nghệ. Đây là hướng đi của dòng tiền trong thời gian qua", ông Redler cho biết.

Ông Redler nhận định 4.056 điểm là vùng hỗ trợ mạnh mẽ của S&P 500. Ông cho rằng vài ngày tiếp theo sẽ là thời điểm quan trọng để xem liệu nhóm công nghệ có thể bật lên và tiếp nối cú hích nhận được từ báo cáo việc làm hay không.

Kinh tế Mỹ có thêm 559.000 việc làm trong tháng 5, cao hơn so với con số 278.000 việc làm tạo mới trong tháng 4 nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế và ít có khả năng thúc đẩy Fed chấm dứt chính sách hỗ trợ.

Lựa chọn trong môi trường lạm phát

Ông Parker, nhà sáng lập Trivariate Research cho biết ông thích nhất các cổ phiếu chu kỳ - năng lượng và vật liệu – khi lạm phát tăng. "Chúng có động lực giá tốt, xu hướng tăng và định giá hấp dẫn so với lịch sử. Tình hình chưa bao giờ thuận lợi đến thế trong 10 năm qua", ông giải thích.

Lạm phát là mối lo hàng đầu với nhà đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế nóng lên và doanh nghiệp bàn luận về tình trạng thiếu hụt và chi phí nguyên vật liệu gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 sẽ được công bố vào ngày 10/6. Dow Jones dự đoán mặt bằng giá cả tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các quan chức Fed lập luận rằng lạm phát nóng chỉ là nhất thời, gây ra bởi các vấn đề chuỗi cung ứng ngắn hạn và do mặt bằng so sánh trong năm ngoái quá thấp.

Cuộc họp hai ngày 15 và 16/6 của Fed đang khiến tâm lý thị trường trở nên tiêu cực, nhà đầu tư lo ngại những gì quan chức Fed sẽ nói về lạm phát. Một số người lo Fed sẽ ám chỉ rằng họ sẽ điều chỉnh chương trình mua trái phiếu sớm hơn dự kiến.

Ngay cả khi Fed thu hẹp chương trình mua 120 tỷ USD trái phiếu Kho bạc và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp mỗi tháng, thì quá trình này cũng sẽ phải mất vài tháng. Nhưng nhà đầu tư sợ rằng động thái này sẽ sớm được theo sau bởi một đợt tăng lãi suất.

Ông Parker nhìn nhận: "Fed có thể châm ngòi cho một cuộc đảo lộn trên thị trường. Nếu thị trường tin theo Fed rằng lạm phát chỉ là xu hướng tạm thời, nhà đầu tư có thể sẽ bán ra một số chứng khoán theo chu kỳ. Nếu Fed có nhận định tiêu cực, một số cổ phiếu tăng trưởng và công nghệ có thể bị tổn thương".

Ông Ed Keon, Giám đốc đầu tư tại QMA thì cho rằng Fed sẽ không làm xáo trộn chứng khoán Mỹ tuần tới.

Ông Keon nói: "Lập trường của Fed đã quá rõ ràng". Ông cho rằng Fed sẽ không vội thu hẹp chương trình mua trái phiếu. Fed đã chỉ ra rằng cơ quan này sẽ chấp nhận lạm phát vượt mức mục tiêu 2% trong một khoảng thời gian, và liệu tình hình lạm phát hiện nay có phải là tạm thời hay không vẫn còn cần được quan sát.

Ông Keon nói tiếp: "Một số nhà đầu tư lo rằng lạm phát sẽ kéo dài chứ không chỉ là tạm thời. Thực tế sẽ phụ thuộc vào thị trường lao động". Bức tranh thị trường lao động và triển vọng lạm phát tiền lương có thể trở nên rõ ràng hơn khi một số bang ngừng mở rộng trợ cấp thất nghiệp và mức độ thiếu hụt lao động được hiểu rõ.

Ông Keon nhận định rằng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường trong khoảng thời gian này. Ông dự đoán tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ trong năm nay là 40%.

"Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lớn cỡ vậy thì không khó để thị trường tiếp tục tăng điểm. Lãi suất thấp, lợi nhuận bùng nổ. Chúng ta vẫn có thể có được thị trường mạnh mẽ và P/E giảm dần trong năm nay", ông Keon đánh giá.

Lợi nhuận tăng có thể giúp chứng khoán Mỹ có vẻ rẻ hơn, tính theo chỉ số P/E.

Ông Keon khẳng định: "Các yếu tố cơ bản là lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc, kinh tế mạnh mẽ, lãi suất thấp. Chúng tạo ra thị trường giá lên. Dù còn nhiều thứ đáng lo, nhưng chứng khoán Mỹ vẫn là thị trường giá lên".

"Rất nhiều người hoảng sợ khi thị trường sụt 3%. Nhưng trung bình mỗi năm chứng khoán Mỹ đều có một hoặc hai lần thoái lui trên 10%. Đó không phải điều khác thường".

Xem thêm: mth.23472828080601202-tahp-mal-av-def-ev-ol-ion-pahc-tab-iom-cul-yk-pal-gnoud-nert-ym-naohk-gnuhc/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán Mỹ trên đường lập kỷ lục mới bất chấp nỗi lo về Fed và lạm phát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools