vĐồng tin tức tài chính 365

Kit test COVID-19 bán tràn lan trên mạng, cẩn thận tiền mất tật mang

2021-06-09 03:56

Khi phóng viên hỏi về chất lượng, nguồn gốc của loại kit này, ban đầu, người bán tên L khẳng định, sản phẩm này có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

Tuy nhiên, khi được yêu cầu cung cấp giấy tờ hoá đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp, người này lại nói rằng, hàng do người thân chuyển về, không dùng hết nên bán, chứ không kinh doanh gì. Sau đó, người này đã gỡ mặt hàng ra khỏi danh mục bán hàng trên Facebook.

Bộ kit test COVID-19 bán tràn lan trên mạng. Ảnh: Chụp màn hình
Bộ kit test COVID-19 bán tràn lan trên mạng. Ảnh: Chụp màn hình

Một người bán hàng bộ kit test COVID-19 khác cho biết, sản phẩm của họ đã được cấp phép tại Hàn Quốc, còn về Việt Nam là hàng xách tay.

Khi phóng viên gọi điện thoại cho người bán để được tư vấn về sản phẩm thì người này cho biết: "Không nói chuyện qua điện thoại, chỉ nhắn tin trên Facebook".

Cẩn thận bị lừa

Trước tình trạng nhiều người rao bán bộ thử nhanh COVID-19 trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương - cho biết, sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng bán hàng không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng.

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương.

“Tổng cục đã có hướng dẫn các Cục QLTT tích cực giám sát hoạt động thương mại điện tử của các tổ chức cá nhân trên các sàn giao dịch cũng như trên trang web, trang mạng xã hội đang ráo bán bộ test nhanh COVID-19.

Có thể nói, việc rao bán các bộ kit test này đang có dấu hiệu trục lợi bất chính. Tổng cục QLTT đã chỉ đạo ra quân quyết liệt kiểm tra trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội. Nếu phát hiện các bộ kit test không được Bộ Y tế cấp phép, tổng cục sẽ kiểm tra xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Đối với trường hợp sử dụng các bộ giả, không rõ nguồn gốc, tổng cục sẽ kết hợp với các lực lượng khác để xử lý” - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT cho biết.

Tiến sĩ Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho hay: Các sinh phẩm, kit xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu Việt Nam phải được Hội đồng thẩm định, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế thẩm định và cấp phép mới được lưu hành.

Việt Nam đã quy định, kể cả các xét nghiệm nhanh cũng phải được sử dụng theo quy trình chuyên môn và phải bảo đảm an toàn sinh học.

“Hiện nay, chưa có đơn vị nào có chức năng, nhiệm vụ thẩm định các bộ test nhanh này cả. Phần lớn người dân mua theo đường không chính thống, nên chưa thể đánh giá những bộ test nhanh này là thật hay giả.

Nếu muốn khẳng định, chúng ta cần có cơ quan chức năng trực tiếp giám định sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Bởi chỉ cần quy trình vận chuyển và bảo quản khác nhau thì chất lượng của bộ test cũng ảnh hưởng rồi" - tiến sĩ Phạm Quang Thái nói.

Mới đây, một cơ sở kinh doanh "thử nhanh" COVID-19 nhập lậu đã bị Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện và xử lý.

Tại cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc Công ty Cổ phần Tổng hợp Lâm Khang, địa chỉ số 151C3, Khu Đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội do bà Đào Hồng Thắm làm giám đốc, lực lượng chức năng thu giữ 29 hộp thử nhanh COVID-19 nhập lậu.

Chủ cơ sở không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ hợp pháp, đồng thời khai nhận đã mua trôi nổi trên mạng Internet không hóa đơn chứng từ.

Xem thêm: odl.071819-gnam-tat-tam-neit-naht-nac-gnam-nert-nal-nart-nab-91-divoc-tset-tik/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kit test COVID-19 bán tràn lan trên mạng, cẩn thận tiền mất tật mang”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools