vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành may mặc không lo thiếu đơn hàng mà lo thiếu lao động

2021-06-10 03:17

Ngành may mặc không lo thiếu đơn hàng mà lo thiếu lao động

Hùng Lê

(KTSG Online) - Một trong những điều nghịch lý trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay là doanh nghiệp ngành may mặc không còn lo lắng thiếu đơn hàng như trước mà lại gặp khó khăn vì thiếu lao động để đáp ứng kịp đơn hàng xuất khẩu.

Doanh nghiệp may mặc trong nước lo ngại không thực hiện kịp đơn hàng xuất khẩu vì thiếu lao động trong các đợt bùng phát dịch bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may trong 5 tháng qua đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước khi một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ việc các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi.

Đã có nhiều dấu hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc khi nhiều doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đến quí 3 năm nay. Các ghi nhận từ người tiêu dùng Mỹ và châu Âu đã cho thấy nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng như quần áo và giày dép tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.

So với 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 5 tháng đầu năm nay ước đạt 12,2 tỉ đô la, tăng 15%.

Thời điểm này năm ngoái, nhiều doanh nghiệp của ngành may mặc đã lao đao bởi các nhà nhập khẩu ở các thị trường chính như Mỹ và châu Âu,... yêu cầu dừng thực hiện việc sản xuất theo hợp đồng, đồng thời cho lưu kho những sản phẩm đã sản xuất vì dịch bệnh do Covid-19 ập đến cũng như thực hiện giãn cách xã hội.

Hiện diễn biến dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp nhưng các doanh nghiệp ngành này đang lấy lại đà tăng trưởng khi đơn hàng tăng cao trở lại, thậm chí còn tăng vượt cả thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh.

Thông tin từ phía các doanh nghiệp trong ngành rằng khác với những đợt xuất hiện dịch Covid-19 trước, lần này hầu hết doanh nghiệp đều đã có đơn hàng cao. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, và là Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM (Agtex), cho biết hiện hầu hết các doanh nghiệp hội viên đã có đơn hàng để làm việc đến hết quí 3, và một số doanh nghiệp có đơn hàng với kế hoạch sản xuất kéo dài đến cuối năm nay.

Theo ông Hồng, nhà nhập khẩu chính vẫn đến từ các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Người đứng đầu Agtex cho rằng đơn hàng trở lại này có thể do năm ngoái tiêu thụ sụt giảm mạnh nên năm nay tăng trở lại, mặt khác nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng như quần áo tăng khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.

Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp may mặc ở Bình Dương. Ảnh minh họa: H.S

Đáng chú ý, những đánh giá về sự ổn định của xã hội và niềm tin vào ngành may mặc Việt Nam đã góp phần khiến các nhà nhập khẩu chuyển đơn hàng từ một số thị trường khác đến Việt Nam. Thêm vào đó, Mỹ vốn là thị trường truyền thống có tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của dệt may Việt Nam, đang có những tín hiệu phục hồi kinh tế sau khi quốc gia này mở rộng tiêm vaccine cho người dân.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay theo các doanh nghiệp là diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước ngày càng phức tạp và một số địa phương áp dụng giãn cách xã hội nên lực lượng lao động sản xuất không làm việc thường xuyên, dẫn đến khó kịp đơn hàng cho nhà nhập khẩu.

Ông Phạm Xuân Hồng dẫn chứng dịch bệnh xảy ra, nhiều người lao động của ngành ở quê ngại vào các thành phố hoặc những khu vực sản xuất lớn của ngành từ hồi đầu năm, giờ thêm việc giãn cách xã hội do dịch thì doanh nghiệp sẽ khó có thể đáp ứng kịp đơn hàng cho nhà nhập khẩu.

Hiện ngành may mặc có trên 3 triệu người lao động làm việc. Tại một cuộc họp giữa các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp để đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình tiêm chủng vaccine phòng chống dịch Covid-19 diễn ra vào hồi cuối tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ông Vũ Đức Giang lo lắng, hiện các doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã ký đến hết năm. Nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.

Và theo ông Giang, nếu trong tháng 7-8 tới, việc người lao động vẫn chưa được tiêm vaccine sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam. Trước đó, Chủ tịch Vitas đánh giá, cả năm nay xuất khẩu dệt may có thể đạt được mục tiêu 39 tỉ đô la đã đề ra.

So với 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 5 tháng đầu năm nay ước đạt 12,2 tỉ đô la, tăng 15%, kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%, kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%.

 

Xem thêm: lmth.gnod-oal-ueiht-ol-am-gnah-nod-ueiht-ol-gnohk-cam-yam-hnagn/612713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành may mặc không lo thiếu đơn hàng mà lo thiếu lao động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools