Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và được hưởng lợi từ các biện pháp tài khóa, hỗ trợ đầu tư công và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
World Bank nhận định trong số các quốc gia ASEAN, nền kinh tế Thái Lan chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất bởi đại dịch mặc dù tỉ lệ nhiễm COVID-19 của quốc gia này thấp. Nguyên nhân là do Thái Lan phụ thuộc nhiều vào thương mại và du lịch. Nhu cầu từ các thị trường bên ngoài giảm đáng kể, kết hợp với sự bất ổn về chính sách trong nước đã tác động tiêu cực đến kinh tế Thái Lan.
Nền kinh tế của Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2021, trước khi tăng tốc lên 5,1% vào năm 2022, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của du lịch và lữ hành toàn cầu.
Indonesia được dự báo tăng trưởng 4,4% vào năm 2021 và tăng lên 5% vào năm 2022.
Tăng trưởng GDP của Philippines được dự báo là 4,7% vào năm 2021 và 5,9% vào năm 2022, với sản lượng dự kiến đạt mức trước đại dịch vào năm 2022.
Malaysia có thể đạt tăng trưởng 6% vào năm 2021, miễn là ổ dịch COVID-19 vẫn còn trong tầm kiểm soát và việc phân phối vaccine được đẩy mạnh.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,6% vào năm 2021 và 2022, phục hồi gần bằng mức tăng trưởng trước đại dịch.
World Bank nhận định Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và được hưởng lợi từ các biện pháp tài khóa, hỗ trợ đầu tư công và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
World Bank dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tới 6,8% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức 3,5% được dự báo hồi tháng 1.2021. Chiến dịch tiêm vaccine được thúc đẩy nhanh chóng và rộng rãi, cùng với lãi suất thấp sẽ giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục.
Theo đó, các nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi những nền kinh tế lớn như Mỹ tăng trưởng cao.
Xem thêm: odl.866819-hnam-ioh-cuhp-man-teiv-et-hnik-ohc-yab-nod-ueihn/et-hnik/nv.gnodoal