vĐồng tin tức tài chính 365

Tạo ốc đảo không tránh được dịch

2021-06-10 17:30

Tạo ốc đảo không tránh được dịch

TS. Nguyễn Minh Hòa

(KTSG) - Sáng 4-6-2021, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Văn bản hỏa tốc 6180 quy định từ 0 giờ ngày 5-6 áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc cơ sở lưu trú thời gian 21 ngày đối với tất cả người từ TPHCM về/đến Đồng Nai. Ngày 5-6, hậu quả tiêu cực không lường trước của quy định ngay lập tức phát sinh, gây khó cho các doanh nghiệp, cho nhân lực của cả tỉnh Bình Dương và TPHCM, cho dòng xe ra vào lãnh địa của tỉnh.

Một chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ở Đồng Nai giáp ranh TPHCM. Ảnh: N.K

Nhận thấy tình hình bất lợi của văn bản này, trong ngày 5-6 UBND TPHCM có công văn khẩn gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị xem xét điều chỉnh nội dung của Văn bản 6180. Đến buổi chiều ngày 5-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện khẩn gửi các địa phương nhắc nhở một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.

Ông yêu cầu chủ tịch các tỉnh, thành trao đổi, thống nhất với các địa phương có liên quan để thống nhất áp dụng biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất...); thực hiện việc cách ly y tế đúng đối tượng quy định đối với người đến từ vùng dịch.

Virus corona hoành hành không biên giới, không giới hạn khu vực địa lý, do vậy cơ chế liên kết hợp tác, chia sẻ thông tin (kế hoạch, chương trình), tài chính, vật chất (khẩu trang, dịch sát khuẩn, xe cộ, máy thở, thực phẩm) nhân lực (y bác sĩ, nhân viên y tế) là vô cùng cần thiết. Việc tự cô lập, tự tách rời để chống dịch là sẽ thất bại.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương rà soát việc tổ chức hoạt động vận tải đi, đến nơi có dịch đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 và sản xuất kinh doanh; chấn chỉnh kịp thời việc áp dụng các biện pháp quá mức cần thiết gây ách tắc hoạt động vận tải và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sau đó UBND Đồng Nai lại ra văn bản khẩn bãi bỏ việc cách ly 21 ngày với chuyên gia, người lao động đến từ TPHCM và điều chỉnh việc lưu thông, đi lại của các phương tiện vận tải và người lao động. Qua ngày 6-6, tình hình đã ổn định, có dấu hiệu trở lại bình thường.

Cho dù thiệt hại kinh tế không lớn, nhưng rõ ràng việc ra một văn bản hành chính như thế không ổn về nhiều phương diện. Nó không chỉ phản ánh khả năng nhận biết khi đối phó với những tình huống cấp bách, mà còn cho thấy một lỗ hổng trong quản lý rủi ro, quản lý tình huống cấp bách ở cấp vùng.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng việc cách ly người lao động đến từ TPHCM trong 21 ngày là điều cần phải làm, vì TPHCM đang là vùng có dịch, đúng theo tinh thần “khẩn trương truy vết, khoanh vùng dập dịch, xác định cách ly đối tượng” của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh.

Nhưng Văn bản 6180 cho thấy vừa vội vàng, vừa “cứng” và không hiệu quả. Trong khi cho đến ngày 4-6 cả TPHCM mới có 280 ca mắc Covid-19 trên tổng số 8,7 triệu dân thường trú (không tính vãng lai), tỷ lệ chỉ khoảng 0,003% - rất thấp.

Giả sử, giải pháp cách ly được cho là đúng và được thực thi thì sẽ đẩy chính Đồng Nai vào tình thế vô cùng khó khăn. Việc cách ly 10.000 lao động từ TPHCM đến Đồng Nai làm việc mỗi ngày ở các khu công nghiệp, các công ty, cộng thêm vào đó là hàng ngàn lái xe, phụ xe tải, xe chở công nhân, xe chở khách, xe chở hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất đi từ TPHCM đến Đồng Nai mỗi ngày và không trở về vì phải vào khu cách ly, và người dân Đồng Nai đến TPHCM trở về cũng buộc phải cách ly như thế, thì Đồng Nai ngay lập tức sẽ rơi vào rối loạn. Vì để cách ly hàng chục ngàn người cùng lúc như thế trong 21 ngày thì phải có cơ sở hậu cầu vô cùng to lớn.

Việc ra một văn bản hành chính như thế không ổn về nhiều phương diện. Nó không chỉ phản ánh khả năng nhận biết khi đối phó với những tình huống cấp bách, mà còn cho thấy một lỗ hổng trong quản lý rủi ro, quản lý tình huống cấp bách ở cấp vùng.

Nếu Văn bản 6180 được thực thi thì rõ ràng việc sản xuất sẽ bị ngưng trệ, thậm chí nhiều công ty phải đóng cửa, nhiều dây chuyền sản xuất bị ngưng lại ít nhất là gần một tháng vì thiếu chuyên gia, thiếu nhân công lành nghề từ TPHCM và thiếu nguyên vật liệu từ TPHCM chuyển đến. Hàng hóa thành phẩm từ Đồng Nai đến các cảng, kho bãi và đại lý ở TPHCM cũng không thực hiện được.

Hơn nữa, Đồng Nai là tỉnh giáp ranh với bảy tỉnh thành là TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Long An, do vậy mà người từ TPHCM đến Đồng Nai không chỉ theo xa lộ Hà Nội, hay tuyến TPHCM - Long thành - Dầu Giây, mà còn đến từ nhiều ngả khác nhau. Do vậy, muốn ngăn người dân từ TPHCM để trở thành một ốc đảo không dịch là điều không khả thi, mà cần có những giải pháp thông minh, linh hoạt và khôn ngoan hơn. Đồng Nai cũng đã sớm nhận ra những điều đó và kịp thời điều chỉnh.

Ngay sau sự kiện trên, các nhà hoạch định chính sách đã nhận thấy một lỗ hổng lớn trong cơ chế liên kết phát triển và đặc biệt là cơ chế hợp tác xử lý những sự cố rủi ro, những hiện tượng phát triển bất thường liên quan cùng lúc đến nhiều tỉnh thành.

Văn bản 6180 của Đồng Nai phần nào cho thấy thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tỉnh, thành liên kề nhau, thay vào đó mạnh ai người ấy ra các quyết định liên quan đến tỉnh, thành của mình.

Virus corona hoành hành không biên giới, không giới hạn khu vực địa lý, do vậy cơ chế liên kết hợp tác, chia sẻ thông tin (kế hoạch, chương trình), tài chính, vật chất (khẩu trang, dịch sát khuẩn, xe cộ, máy thở, thực phẩm), nhân lực (y bác sĩ, nhân viên y tế) là vô cùng cần thiết. Việc tự cô lập, tự tách rời để chống dịch là sẽ thất bại.

Chính lúc này, hội đồng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần được được kích hoạt và hoạt động tích cực. Vùng kinh tế này hiện đang đối mặt với thách thức rất lớn, vì đây là nơi có số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất lớn nhất cả nước, lại nằm rất gần với Campuchia là quốc gia cũng đang có dịch bùng phát mạnh. Do vậy việc hợp tác vùng một cách thực chất là điều cần kíp hơn bao giờ hết, bởi không ai chống dịch bệnh một mình. Điều này đúng trên phạm vi toàn cầu.

Xem thêm: lmth.hcid-coud-hnart-gnohk-oad-co-oat/651713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tạo ốc đảo không tránh được dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools