Biệt thự, nhà liền kề xây dựng xong bị bỏ hoang là tình trạng xảy ra nhiều năm nay ở các dự án khu đô thị, nhà ở thấp tầng tại Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất, còn làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.
Trước tình trạng biệt thự bỏ hoang xuất hiện ngày càng nhiều ở các khu đô thị, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, làm mất mỹ quan đô thị, TP Hà Nội vừa đề xuất Bộ Tài chính phương án đánh thuế đối với biệt thự bỏ hoang, không đưa vào sử dụng.
Hàng loạt biệt thự đắt tiền bỏ hoang ở Hà Nội - CLIP: Minh Chiến
Theo đề xuất, biệt thự bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm biệt thự vẫn bỏ hoang sẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề xuất xử phạt hành chính chủ sở hữu biệt thự, với mức phạt 10 - 20 triệu đồng/căn, đồng thời kiến nghị Chính phủ áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua từ ngôi nhà thứ hai trở lên.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, ở các khu vực như khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), Khu đô thị Vân Canh, Khu đô thị Ledico (cùng ở huyện Hoài Đức), hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang cả chục năm nay. Đa phần các căn biệt thự mới chỉ xây thô, chưa hoàn thiện và một diện tích nhỏ sân vườn cho từng căn.
Theo thông tin trên một số trang địa ốc, biệt thự tai khu đô thị này đang được ra bán với mức phổ biến từ 10 đến 20 tỉ đồng/căn tùy diện tích, vị trí. Một số căn biệt thự khác cũng được rao bán "cắt lỗ" với giá khoảng 7 tỉ đồng/căn, tuỳ diện tích.
Biệt thự liền kề xây xong nhưng chưa có người ở, cỏ dại mọc um tùm chắn kín lối ra vào
Khảo sát thực tế một số căn biệt thự bỏ hoang tại khu đô thi Xuân Phương cho thấy, bên cạnh những biệt thự đã hoàn thiện, có người ở, thì còn khá nhiều căn biệt thự dù đã xây xong cơ bản nhưng do bỏ hoang lâu ngày, cây leo phủ kín cổng, cỏ dại mọc um tùm. Bên trong các căn biệt thự bỏ hoang chỉ có các cầu thang xây thô, một số hạng mục còn dang dở.
Nằm ở phía Bắc quốc lộ 32 cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km về phía Tây, khu đô thị Bắc 32 (khu đô thị Lideco) do Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm (Lideco) làm chủ đầu tư, hiện cũng có nhiều dãy biệt thự bỏ hoang. Dự án Lideco được khởi công xây dựng vào năm 2007 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2013. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề nảy sinh nên đến nay không ít biệt thự trong khu đô thị vẫn vắng bóng người. Tình trạng bỏ hoang biệt thự đã kéo dài nhiều năm nay, nhưng những bất cập trong việc thiếu hạ tầng, tiện ích đi kèm dẫn đến khó khắc phục.
Hàng loạt biệt thự bỏ hoang tại Khu đô thị Lideco (Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội)
Không ít căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội do chỉ mới xây xong phần thô, nên nhiều người lao động tự do đã che chắn tạm các hạng mục còn dang dở để ở, sinh hoạt.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, tình trạng biệt thự bỏ hoang khá phổ biến, đặc biệt ở Hà Nội. Theo ông Nghiêm, biệt thự bỏ hoang là sự lãng phí về sử dụng đất, công trình và mất mỹ quan đô thị, trong đó lãng phí nhất là đất bị bỏ hoang khi đây là nguồn lực rất quan trọng của mỗi quốc gia.
Một số hình ảnh về biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội do phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại:
Biệt thự bỏ hoang ở Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức)
Một số biệt thự được người lao động tự do che chắn tạm thời để ở
Biệt thự hoàn thiện phần thô ở Khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm)
Bên trong căn biệt thự có 2 mặt tiền ở Khu đô thị Xuân Phương, nhiều hang mục còn dang dở
Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm nhưng chưa được khắc phục
Hạ tầng trong khu đô thị vẫn chưa hoàn chỉnh
Cỏ dại mọc um tìm bao vây những căn biệt thự liền kề đắt tiền
Lối lên xuống biệt thự mọc đầy cỏ dại
Một số căn biệt thự cỏ dại đã mọc cao ngang với tầng 1
Tờ rơi bán nhà được dán khá nhiều trên tường các căn biệt thự bỏ hoang
Đây là hình ảnh hàng loạt căn biệt thự bỏ hoang tại Khu đô thị Lideco
Dù đã xây dựng hơn 10 năm nay, nhưng nhiều biệt thự trong Khu đô thị Lideco vẫn vắng bóng người
Biệt thự ở Khu đô thị Ledico có giá hàng chục tỉ đồng
Xem thêm: mth.58280151121601202-ion-ah-o-man-ueihn-gnaoh-ob-gnod-it-cuhc-gnah-uht-teib-pilc/et-hnik/nv.moc.dln