vĐồng tin tức tài chính 365

Câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý thế nào?

2021-06-15 11:27

Tôi có thể tố cáo họ như thế nào? Hành vi câu trộm điện có thể bị xử lý ra sao?

Luật sư tư vấn

Theo điều 3 Luật Điện lực 2004, trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

Hành vi trộm cắp điện có thể bị xử lý theo điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cụ thể, nhà chức trách sẽ phạt tiền như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000 kWh;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000 kWh đến dưới 2.000 kWh;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000 kWh đến dưới 4.500 kWh;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500 kWh đến dưới 6.000 kWh;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000 kWh đến dưới 8.500 kWh;

e) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500 kWh đến dưới 11.000 kWh;

g) Từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000 kWh đến dưới 13.500 kWh;

h) Từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500 kWh đến dưới 16.000 kWh;

i) Từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000 kWh đến dưới 18.000 kWh;

k) Từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000 kWh đến dưới 20.000 kWh.

Trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt, quy định tại điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt tiền quy định tại điểm k, khoản 9 như đã nêu trên, tức từ 45 đến 50 triệu đồng, cùng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.

Để tố giác cá nhân có hành vi trộm cắp điện, bạn có thể gửi đơn tố giác cùng các bằng chứng chứng minh nhà hàng xóm câu trộm điện tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương để xử lý theo thẩm quyền xử phạt được quy định tại điều 33, 34 Nghị định 134/2013/NĐ-CP nêu trên.

Trước mắt, bạn có thể yêu cầu công an xã lập biên bản và buộc gia đình hàng xóm chấm dứt hành vi trộng cắp điện trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Luật sư Phạm Quốc Bảo
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Xem thêm: lmth.1300924-oan-eht-yl-ux-ib-mox-gnah-auc-neid-mort-uac/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools