vĐồng tin tức tài chính 365

Sau nửa tháng giải cứu khoai lang: Nông dân Vĩnh Long vẫn điêu đứng

2021-06-18 07:18

Dịch bệnh kéo dài, khiến đường xuất khẩu chính ngạch tạm dừng hoạt động, giá khoai lang tím của vùng thủ phủ khoai chạm đáy. Sau hơn nửa tháng kêu gọi “giải cứu”, nông dân vẫn điêu đứng vì nỗi lo cơm áo, gạo, tiền.

“Giàu vì khoai, phá sản cũng vì khoai...”

Khi hàng hoá nông sản không tiêu thụ được thì trăm sự lại nhờ vào HTX. Vốn đã tạm dừng hoạt động hơn 1 năm nay, nhưng nhìn cảnh người dân điêu đứng trước giá khoai lang, ông Sơn Văn Luận, chủ nhiệm HTX nông nghiệp Thanh Ngọc, xã Thành Trung (Bình Tân, Vĩnh Long) lại tiếp tục đứng ra thu mua khoai cho người dân.

Theo ông Luận, 2 năm nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên giá khoai lang cũng bất ổn. Nhất là khi một số tỉnh ĐBSCL xuất hiện các ca mắc COVID-19 trong cộng động, nhiều thương lái và chuyên gia Trung Quốc không sang được Việt Nam để thu mua, chính vì vậy khiến giá khoai lang sụt giảm. Hiện, giá dao động chỉ ở mức 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Trước tình hình của “vương quốc khoai lang” Bình Tân, chính quyền, đoàn thể tỉnh Vĩnh Long kêu gọi người dân, doanh nghiệp “giải cứu”, tiêu thụ khoai lang cho nông dân.

Bước đầu đã vận động, kết nối được một số công ty, doanh nghiệp, cá nhân tham gia giúp đỡ, thu mua khoai lang giúp người dân. Song, do sản lượng trên ruộng chưa thu hoạch vẫn còn rất lớn, lượng hàng các công ty, doanh nghiệp, người dân “giải cứu” cũng rất ít, chỉ là giải pháp nhất thời, không bền vững.

Bà Trương Thị Cẩm A, vợ ông Luận cho biết: Thời gian này, gia đình bà đã phải vay tiền để thu mua khoai lang cho người dân.

“Thậm chí kể cả khoai lang còn cuống, rễ, đất bám vào chúng tôi vẫn cân lên và thu mua với giá 60.000 - 90.000 đồng/tạ. Tôi thấy người dân ở đây khổ quá, họ gần như mất trắng với vụ này”.

Bà Cẩm A cũng ngậm ngùi chia sẻ: “Với hàng trăm tấn khoai thu mua về, hiện HTX chúng tôi cũng chưa biết đến bao giờ mới có thể xuất hết. 3-4 ngày nữa mà chúng tôi không xuất được thì coi như mất trắng, khoai lang để lâu cũng hỏng”.

Được biết trước đó, ông Luận cũng đã phải đề đơn kêu cứu lên chính quyền địa phương vì sản lượng tồn đọng quá nhiều, nhiều người dân khóc ròng trên ruộng, hoặc thậm chí còn bỏ cả “chì lẫn chài” mà thay vụ mới.

Lắc đầu nhìn ruộng khoai, anh Nguyễn Văn Bảy, ngụ tại xã Thành Trung, huyện Bình Tân nói: “Tôi là lao động chính trong gia đình 10 miệng ăn. Hai anh chị lớn của tôi đều bị khuyết tật, mẹ thì già ốm yếu, cả gia đình tôi chỉ trông chờ vào hơn 3ha khoai lang này. Thế nhưng, đến nay tôi còn đứng trước nguy cơ vỡ nợ, tiền bán khoai còn không đủ để trả tiền thợ, tiền công máy”.

Nói rồi, anh Bảy nhảy xuống ruộng, hì hụi nhổ vài củ khoai lên khoe chúng tôi: “Khoai quá đát 2 tháng rồi đấy, nhưng vì không biết bán đi đâu nên tôi không thu hoạch. Đúng là giàu vì khoai mà phá sản cũng vì khoai”.

Có “giải cứu” được nông sản mãi?

Anh Bảy cho biết, tình trạng khoai quá hạn thu hoạch ở vùng đất Bình Tân này không hiếm. Anh kể: “Nhà ông Phượng Hoàng kinh doanh xăng dầu trong ấp, có ruộng khoai lang hơn 50 công (1 công tương đương với 1.000m2 - PV). Thế nhưng, do 2 tháng không có người mua, lại thêm việc hết vốn đầu tư chăm bón nên khoai lang bị sùng (bị dím) không thể bán, thậm chí gia súc cũng không thể ăn. Thế là ông Hoàng phải bỏ cả ruộng, cả khoai, giờ cày lên chuẩn bị cho vụ mới”.

Còn ruộng nhà anh, dù biết tự ý kéo dài vụ mùa khiến chất lượng nông sản giảm, giá thành cũng giảm theo, từ đó đầu ra sẽ càng khó tính, nhưng anh đành phải chấp nhận, chờ đợi với hy vọng tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân, địa phương này còn hơn 4.100ha khoai lang, trong đó hơn 800ha đã tới thời điểm thu hoạch, nhưng chưa có đầu ra. Năm nay, khoai cho năng suất cao, bình quân hơn 50 tạ/công. Nhưng với giá khoai hiện nay, mỗi công họ lỗ khoảng 15 triệu đồng. Nếu thuê đất trồng khoai, người dân lỗ khoảng 20 triệu đồng/công. Nếu khoai lang không được thu hoạch hết sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường, ngộ độc hữu cơ, tác động cả đến vụ sản xuất tiếp theo.

Ngày 11.6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã đến khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Qua buổi khảo sát, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn các ngành, các cấp sẽ cùng Bộ NNPTNT chia sẻ thông tin, ý tưởng. Riêng bộ sẽ chia sẻ quan điểm về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy số lượng, sản lượng sang chất lượng. Chuyển từ sản lượng sang giá trị gia tăng làm mục tiêu phấn đấu. Sản lượng càng nhiều không đồng nghĩa thu nhập tăng thêm mà ngược lại.

Bộ trưởng nhận định: “Chúng ta phải thay đổi tư duy sản lượng sang tư duy làm kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản. Khi nông sản hiếm thì giá tăng, khi thừa thì xuống, chúng ta đang đánh cược nhiều hơn là làm kinh tế nông nghiệp”.

Xem thêm: odl.736129-gnud-ueid-nav-gnol-hniv-nad-gnon-gnal-iaohk-uuc-iaig-gnaht-aun-uas/gnourt-iht/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sau nửa tháng giải cứu khoai lang: Nông dân Vĩnh Long vẫn điêu đứng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools