vĐồng tin tức tài chính 365

2 cựu quản lý ở Alibaba tìm đến Việt Nam khởi nghiệp: Mô hình cashback dành riêng cho ngành F&B, là đối thủ đáng gờm của

2021-06-19 09:40

Cashback là lĩnh vực tương đối mới ở thị trường Việt Nam. Đầu tiên nó chỉ dùng trong tiếp thị liên kết - affiliate marketing, sau đó với tiềm năng lớn, nó đã được tách ra và trở thành một mảng con của ngành thương mại điện tử.

Sự khác biệt giữa Savyu và một vài mô hình tương tự trên thị trường Việt Nam

Hiện tại, một trong những tay chơi lớn nhất ở lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam là ShopBack.

ShopBack chỉ mới chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ở tháng 8/2020 nhưng đã thu hút được 1,2 triệu người dùng, hoàn trả lại cho khách số tiền khoảng 22 tỷ đồng; tính đến cuối tháng 4/2021. Sự phát triển như vũ bão của ngành TMĐT trong Covid-19 cũng đã cộng hưởng rất tốt với sự phát triển của ShopBack.

Về công ty mẹ ShopBack, hiện họ hoạt động ở 9 nước (Singapore, Úc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc), với hơn 4.000 đối tác và có 25 triệu người dùng. Riêng năm 2020, người dùng đã chi tiêu hơn 2 tỷ USD trên nền tảng ShopBack và nhận về hơn 45 triệu USD tiền hoàn!

Hiện ShopBack đang mạnh trong mảng thương mại điện tử khi liên kết với 4 sàn lớn nhất Việt Nam và các thương hiệu về FMCG, mẹ - bé, du lịch và cả mỹ phẩm. Hiện tại, họ đang manh nha tấn công sang mảng F&B, khi có kế hoạch liên kết với các nhà hàng/cửa hàng nổi tiếng trong lĩnh vực này.

Nếu chỉ tính tại thị trường Việt Nam, có vẻ ‘kỳ lân’ ShopBack đã đi sau ‘tân binh’ Savyu một chút trong mảng F&B cao cấp. Hoặc nói cách khác, trong khi ShopBack chọn mảng TMĐT để bắt đầu hành trình của mình, thì Savyu chọn mảng F&B. Trong tương lai, nhiều khả năng sau khi đã đứng vững ở mảng F&B, Savyu sẽ tấn công sang các mảng khác như mỹ phẩm, du lịch hay TMĐT.

Cựu quản lý Alibaba thị trường Brazil khởi nghiệp tại Việt Nam trong đại dịch: Mô hình kinh doanh hoàn tiền dành riêng cho ngành F&B, đã có 30.000 người dùng - Ảnh 1.

Trong những ngày đầu, Savyu không chỉ hoàn tiền cho các đơn hàng F&B online mà cả offline; tức chúng ta đến ăn tại nhà hàng đối tác của startup này, sau khi ăn xong và thanh toán hóa đơn, chúng ta vẫn được hoàn tiền. Ngoài ra, trong khi tiền hoàn của ShopBack là ‘tiền tươi thóc thật’ được họ trả về tài khoản của khách hàng, thì tiền hoàn của Savyu chỉ dùng để mua các sản phẩm có trên ứng dụng, đến thời điểm này là như thế.

Hiện tại, vì Covid-19, phần offline không thể diễn ra, nên Savyu tập trung vào online. Cụ thể: thông qua ứng dụng Savyu, khách hàng có thể tìm kiếm thực đơn, đặt món yêu thích và thanh toán bằng nhiều phương thức online khác nhau: ví MoMo, thẻ ATM, thẻ tín dụng hoặc điểm thưởng độc quyền trong hệ sinh thái gọi là Savyu Dollars.

Sau đó, nhân viên nhà hàng sẽ quét mã QR Savyu trên điện thoại của khách hàng và chuẩn bị món. Cả quá trình hoàn toàn không tiếp xúc, không dùng tiền mặt hay thẻ. Bằng cách này, khách hàng và nhân viên tránh chạm vào thực đơn của nhà hàng và hạn chế trao đổi tiền mặt - nơi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus.

Ông Jerome Ly, CEO và Đồng sáng lập của Savyu, cho biết: "Ngành F&B đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng giữa đại dịch. Rất nhiều bạn bè, đối tác xung quanh tôi là chủ nhà hàng và quán bar nay đã phải đóng cửa vì không chịu nổi áp lực.

Một số khác thì cố gắng trụ lại với lượng khách hàng ít ỏi. Nhiều nhân viên nhà hàng cũng bị giảm lương. Tại Savyu, chúng tôi đang không ngừng tìm kiếm các giải pháp công nghệ để giúp họ vượt qua khó khăn này".

Savyu ra đời dưới sự dẫn dắt của các nhà đồng sáng lập: Jerome Ly (cựu Managing Director của Alibaba.com Brazil, Timothy Leung (Global Head tại Alibaba và là Executive Director tại Alibaba HKAI Lab), và Douglas Li (Board Director tại Citibank HK, cựu CEO tại SmarTone).

3 lợi thế cạnh tranh của Savyu

Cũng theo ông Jerome Ly, giải pháp mới "Đặt món không tiếp xúc" và mô hình kinh doanh của Savyu đã giải quyết được 3 vấn đề của thị trường trong mùa dịch.

Cựu quản lý Alibaba thị trường Brazil khởi nghiệp tại Việt Nam trong đại dịch: Mô hình kinh doanh hoàn tiền dành riêng cho ngành F&B, đã có 30.000 người dùng - Ảnh 2.

Ông Jerome Ly - CEO và Đồng sáng lập của Savyu

Đầu tiên là hạn chế rủi ro lây nhiễm Covid-19 khi thanh toán món bằng tiền/thẻ

Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Úc, virus Corona có thể tồn tại đến 28 ngày trên tiền giấy. Đó là tiền đề để Savyu ra mắt giải pháp "Đặt món không tiếp xúc" giúp người dùng Savyu đặt hàng an toàn ngay trên ứng dụng, tránh chạm vào thực đơn và tiền mặt.

Thứ hai, người tiêu dùng tiết kiệm nhiều hơn khi chi tiêu

Khi đặt hàng từ Savyu, khách hàng sẽ được hoàn tiền thưởng ngay lập tức vào tài khoản Savyu Dollar (1 Savyu Dollar = 1 VND) tối đa 50% cho đơn hàng của họ. Trong thời buổi kinh tế khó khăn và người tiêu dùng đang cố gắng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu như hiện nay, đây là điều cực kì hữu ích.

Bên cạnh đó, với các chương trình tích thưởng hoặc thẻ thành viên khác trên thị trường hiện tại, khách hàng phải tải nhiều ứng dụng hay mang theo nhiều loại thẻ tích điểm khác nhau cho từng cửa hàng hoặc phải tích điểm thưởng nhiều lần thì mới được quy đổi thành voucher giảm giá. Điều này mang lại sự bất tiện cho khách hàng và họ sẽ quên mất sự tồn tại của các phiếu tích điểm hoặc giảm giá vì họ sở hữu nhiều thẻ từ các thương hiệu khác nhau.

Từ phiên bản dùng thử ra mắt đầu tháng 6/2020, Savyu đã thành công phát triển gần 30.000 người dùng tại TP. HCM với hơn 16 tỷ đồng tổng giao dịch. Với Savyu, khách hàng là người hưởng lợi nhất khi được hoàn điểm thưởng cho mỗi giao dịch trên hệ thống. Điểm thưởng này có thể được sử dụng thanh toán như tiền mặt tại hơn 150 cửa hàng thuộc hệ sinh thái Savyu.

Khách hàng có nhiều sự lựa chọn nơi để sử dụng điểm thưởng hơn và cũng không cần phải chờ đợi tích đủ số tiền tiêu dùng trên nhiều hóa đơn, để được giảm giá theo hạn mức khách hàng thân thiết như các chương trình khuyến mãi hiện hành khác trên thị trường.

Hơn 3 tỷ điểm thưởng Savyu Dollars (tương đương 3 tỷ đồng) đã được khách hàng sử dụng thay cho tiền mặt giúp tiết kiệm chi tiêu đáng kể. Và đây chỉ mới là bước khởi đầu của một kỷ nguyên tiêu dùng theo công nghệ mới.

Cựu quản lý Alibaba thị trường Brazil khởi nghiệp tại Việt Nam trong đại dịch: Mô hình kinh doanh hoàn tiền dành riêng cho ngành F&B, đã có 30.000 người dùng - Ảnh 3.

Đội ngũ startup Savyu.

Cuối cùng, nhà hàng hạn chế được phần chiết khấu cao ngất ngưỡng phải trả cho các nền tảng giao hàng

Theo Savyu, nhiều khách hàng đang lựa chọn giao hàng tận nơi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hầu hết các nền tảng giao hàng đều đang thu phí dịch vụ của nhà hàng một mức hoa hồng cao đáng kinh ngạc, từ 25-30% trên mỗi đơn hàng.

"Tại Savyu, chúng tôi quyết định hỗ trợ các nhà hàng đối tác trong thời kỳ khủng hoảng chưa từng có này bằng cách miễn phí dịch vụ cho các đơn đặt hàng sử dụng Contactless – ‘Đặt món không tiếp xúc’.

Ngoài ra, Savyu hiện đang hỗ trợ chi phí rất lớn để các doanh nghiệp đối tác có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng đặt món thông qua Contactless – ‘Đặt món không tiếp xúc’ trong giai đoạn hiện tại. Đây là cách Savyu giúp đỡ một cách bền vững các đối tác doanh nghiệp để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Về phía khách hàng, họ có thể đặt món bằng hệ thống không tiếp xúc và chọn giao hàng tại nhà mà chỉ trả thêm tiền ship. Hoàn toàn là một giải pháp lợi cả đôi đường.

Hơn nữa, việc khách hàng được tích điểm thưởng Savyu Dollar ngay lập tức khi chi tiêu giúp mang lại doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp so với đơn hàng thông thường và tăng cơ hội quay lại sử dụng dịch vụ cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Savyu", ông Jerome Ly tiết lộ tiếp.

Tức với ứng dụng Savyu, khách sau khi đặt hàng online và đến quán lấy còn có thể ngồi ở nhà và đợi shipper giao đến, như cách đặt món ăn trên GrabFood hoặc Now, Beamin.

Còn trên website của mình, Savyu cho biết: Savyu không yêu cầu phí thành viên khi gia nhập hệ thống; thay vào đó, đối tác sẽ cần đặt cọc (20 triệu hoặc 50 triệu) để thưởng cho khách hàng khi họ ghé thăm cửa hàng.

Quỳnh Như

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.75011057181601202-kcabpohs-nal-yk-auc-mog-gnad-uht-iod-al-bf-hnagn-ohc-gneir-hnad-kcabhsac-hnih-om-peihgn-iohk-man-teiv-ned-mit-ababila-o-yl-nauq-uuc-2/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“2 cựu quản lý ở Alibaba tìm đến Việt Nam khởi nghiệp: Mô hình cashback dành riêng cho ngành F&B, là đối thủ đáng gờm của”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools