vĐồng tin tức tài chính 365

Vượt stress, vượt khó mùa dịch

2021-06-21 15:10
Vượt stress, vượt khó mùa dịch - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Nhất Vũ (đứng) hay tự tìm năng lượng bằng cách xem lại hình họp công ty lúc chưa bùng dịch - Ảnh: NVCC

Tôi bớt nghĩ chuyện buồn để trau dồi kỹ năng, làm mới cuộc sống, tập trung bán online kiếm doanh thu. Tôi cũng bỏ được tính chủ quan, qua cơn thử thách lớn này sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn, bài học kinh nghiệm lớn hơn.

Chị TRẦN MINH PHƯƠNG

Một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất qua bốn đợt dịch COVID-19 là du lịch. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), có tới 90% doanh nghiệp du lịch không hoạt động, 10% chỉ hoạt động cầm chừng.

Chuyển đổi để tồn tại và có niềm vui còn việc làm

"Tôi làm du lịch đã 10 năm, từng gặp nhiều sự cố nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại nặng thế này. Mọi thứ đảo lộn hết" - anh Nguyễn Nhất Vũ, giám đốc Công ty FIT TOUR - Du lịch có GUU, tâm sự.

Công ty anh Vũ chuyên tour nước ngoài, song hai năm nay do dịch nên anh chuyển sang thị trường trong nước, chủ yếu vùng Đông - Tây Bắc và Quảng Bình. Trong đợt dịch thứ tư này, doanh thu công ty bị ảnh hưởng 100% khi tất cả tour từ tháng 6 đều hủy.

"Các đợt trước cũng không khá hơn mấy. Hai năm nay khách lạ e dè lắm, chủ yếu khách quen book tour thôi. Tôi thương lượng với khách khi có dịch sẽ dời lịch trình lại, nếu khách muốn hoàn tiền cũng sẵn sàng.

Nhưng may là đợt này khách chọn dời lịch 70% vì hiểu mình cũng đang khó" - anh Vũ nói và cho biết thêm đang cố gắng duy trì doanh nghiệp bằng tiền cá nhân và một phần tiền khách đặt cọc trước.

Để giảm chi phí, anh Vũ đành tạm giảm bớt 30% nhân viên, chỉ giữ lại bộ phận then chốt, cùng lời hứa hẹn sẽ nhận trở lại khi qua mùa dịch. Gánh nặng với ông chủ 31 tuổi hiện tại là tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, thuế, phí vận hành công ty...

Là chủ doanh nghiệp, những ngày gian khó này không thể chỉ ngồi buồn lo, anh Vũ nghĩ ra nhiều cách cứu công ty. 

"Nắm bắt nhu cầu, tâm lý khách, tôi chuyển đổi nhiều mô hình phù hợp thời buổi này như những chuyến đi nhỏ mà đặc sắc, du lịch sức khỏe và điểm đến an toàn không dịch, ít người" - anh Vũ cho hay các mô hình này đã chạy từ sau đợt dịch đầu năm 2020, phần lớn đều có hiệu ứng tốt từ khách hàng, nhưng đến đợt dịch thứ 4 phải dừng hoàn toàn.

Theo anh, làm doanh nghiệp luôn có khó khăn, quan trọng là thái độ đón nhận. "Tôi vận hành theo cách chậm mà chắc. Đây là thời điểm khá rủi ro, chiến lược đưa ra cũng có thể thay đổi nhiều thứ, cho nên đi tới đâu mình phán đoán tới đó. 

Tôi nghĩ trong khó khăn nếu kiên trì, có định hướng thì vẫn thấy được cơ hội" - ông chủ trẻ nói đó là lý do anh luôn giữ năng lượng tích cực. Những ngày này ngoài công việc, anh Vũ ở nhà chăm sóc cây, nuôi thủy sinh, tập thể dục và bên gia đình nhiều hơn.

Rảnh rỗi, anh thường mở điện thoại xem và nhớ bao khoảnh khắc được đi khắp nơi. "Hôm coi đội tuyển mình đá với UAE, tôi nhớ thời điểm này 4 năm trước mình đang du lịch bên đó. Thật sự rất nhớ!", anh Vũ tâm sự. Anh chia sẻ động lực để anh và đội ngũ tiếp tục cố gắng vì đây là tâm huyết bao lâu nay, công ty cũng có lượng khách trung thành.

"Tỉ lệ khách hàng trải nghiệm rồi quay lại trên 80%, chìa khóa để công ty tôi sống sót qua dịch giã" - anh Vũ cho biết đã có nhiều khách book tour các tỉnh phía Bắc, khi dịch được kiểm soát là xuất phát ngay.

Vượt stress, vượt khó mùa dịch - Ảnh 3.

Anh Trương Thư Hoàng phát quà cho người cơ nhỡ - Ảnh: DiỆU QUÍ

Thử những thứ mới mẻ

Tương tự, cô chủ trẻ Trần Minh Phương (quận 7, TP.HCM) cũng đang căng mình duy trì doanh nghiệp. Phương kinh doanh thời trang cao cấp chính hãng và chuyên nhận đồ ký gửi để thanh lý.

Do đặc thù đồ thời trang này chỉ ở trực tiếp tại cửa hàng, kể cả ký gửi lẫn bán ra, do đó trước giờ chị chưa từng bán online. Khi đợt dịch đầu xảy ra, trong khi các cửa hàng khác chuyển sang giao dịch trên mạng thì chị mới bắt đầu loay hoay thử nghiệm mô hình này.

"Dịch làm mọi thứ, từ đầu vào tới đầu ra, bị ảnh hưởng nhiều lắm. Tôi buộc phải bán online để có chút doanh thu cho cửa hàng. Bán online rất khó khăn do số lượng đồ, mẫu mã, tình trạng, form dáng đều hoàn toàn khác, mỗi mẫu chỉ có 1-2 cái" - chị Phương nói.

Qua 3 "cơn bão" dịch trước, chị vẫn còn sức cố gắng gồng gánh cửa hàng. Nhưng đợt này, chị buộc phải giảm 30% nhân sự bởi lượng khách hiện tại đã giảm trên 90%, đồng thời doanh thu cũng lao dốc hơn 80%. Được chủ nhà hỗ trợ một phần tiền thuê mặt bằng, song chi phí vẫn khá nặng vì thu vào quá ít nhưng vẫn phải trả tiền nhà, lương nhân viên...

Ba tuần trước, thời điểm dịch ở Sài Gòn bùng lan, cô chủ shop The Next - Since 2016 này hạn chế mở cửa để phòng dịch. "Tôi lo sức khỏe mọi người không đảm bảo bởi đón khách đến ký gửi và mua khá nhiều. Do đó chỉ nhận khách đến thanh lý đồ khi có hẹn lịch trước để đỡ tập trung đông" - chị cho hay.

Dịch giã không chỉ ảnh hưởng công việc mà cuộc sống của cô gái 28 tuổi cũng đảo lộn khi vừa làm việc tại nhà vừa chăm con nhỏ. Nhưng với chị, dù đối mặt đủ thứ áp lực song đây là khoảng thời gian hiếm hoi để hoàn thiện lại những gì chưa tốt.

Ngoài ra, chị cũng thường tập thể dục tại nhà và cố gắng giảm cân, điều mà trước giờ bận bịu chưa làm được. "Hôm trước vợ chồng tôi cũng tham gia hiến máu, mình không thể ngồi yên sợ hãi nên muốn đứng lên làm gì đó khác đi. Góp sức cho cộng đồng cũng giúp mình có niềm vui" - chị Phương tâm sự.

Vượt stress, vượt khó mùa dịch - Ảnh 4.

Chị Phương cùng chồng hiến máu với niềm vui sẻ chia - Ảnh: NVCC

Tìm sinh kế tạm thời

Không chỉ doanh nghiệp đau đầu duy trì công ty, người làm công ăn lương cũng chật vật tìm lối đi những ngày dịch giã nặng nề. Vốn làm sale tại một chi nhánh gym, nhưng hễ lần nào dịch bùng thì phòng gym đóng cửa, anh Trương Thư Hoàng (quận 10, TP.HCM) lại được "ăn ở không" bất đắc dĩ.

"Các lần trước khi cho nghỉ vì bùng dịch, tôi được chỗ làm hỗ trợ một tháng lương. Khi đó, tôi đi giữ xe ngay dưới nhà trọ, mỗi ngày làm 5 tiếng được 150.000 đồng" - anh Hoàng nhớ lại.

Kể từ sau đợt dịch hồi Tết Tân Sửu, anh Hoàng được bạn giới thiệu việc bán bảo hiểm. Ban đầu là đại lý, sau đó do làm tốt nên anh được lên chức quản lý nhóm chỉ trong 5 tháng.

"Mấy tháng trước thì tạm ổn, còn đợt dịch này mới bán được một hợp đồng bảo hiểm. Giờ mỗi ngày tôi ở nhà gọi data tìm khách hàng tiềm năng cho phòng gym sau dịch, còn bảo hiểm thì mùa này nhiều người quan tâm nhưng chắc họ cũng khó khăn nên ngại chi tiền" - anh nói. 

Đồng thời cho biết hiện chỉ được nhận từ phòng gym 50% lương và 3-4 triệu lương cứng cho quản lý nhóm để trang trải tiền trọ, chi tiêu, còn phần trăm hoa hồng hầu như không có.

Dù đang chật vật nhưng chàng trai 36 tuổi vẫn chia sẻ khó khăn với những mảnh đời cơ nhỡ như nhiều năm qua anh đã làm, đó cũng là niềm vui và động lực để anh tiếp tục cố gắng làm việc.

Mỗi tuần hai lần vào 8h tối, anh Hoàng cùng bạn đến nhiều tuyến đường phát quà cho người nghèo. Quà gồm cơm, bánh ngọt, nước suối là tấm lòng của anh và bạn bè, người quen góp lại, số lượng không cố định.

"Tôi thấy mình còn có việc làm đã là may mắn hơn nhiều người, nên muốn san sẻ với những hoàn cảnh đó" - anh Hoàng tâm sự đó cũng là năng lượng tích cực để vượt stress lúc khó khăn này.

Đi phát quà từ thiện, anh Trương Thư Hoàng nhớ nhất là một phụ nữ mà anh gặp ở quận 5. "Cô đó vừa khóc vừa nói là con cô đang nằm bệnh viện, dịch này cô không đi rửa chén được, nhà có gì cô cũng bán hết rồi để trị bệnh cho con.

Hoàn cảnh của cổ làm tôi nhói tim nhưng tiếc là khi đó trong túi không còn tiền nên tôi đưa thêm quà để cô ăn vài ngày. Lúc đó quên mất là phải hỏi nơi ở và bệnh viện nơi con cô nằm. Hy vọng ngày nào đó qua đường gặp lại được cô thì sẽ hỗ trợ nhiều hơn" - anh Hoàng chia sẻ.

Giải trí mùa dịch với đồ chơi tái chếGiải trí mùa dịch với đồ chơi tái chế

TTO - Hè năm nay, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ em không được chơi đùa ngoài công viên hay cùng cha mẹ đi du lịch như những năm trước.

Xem thêm: mth.42033033202601202-hcid-aum-ohk-touv-sserts-touv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vượt stress, vượt khó mùa dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools