vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản giảm tốc

2021-06-22 03:00

Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản giảm tốc

Hoàng Thắng

(KTSG Online) – Mức tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực bất động sản là 4,84% tính đến hết tháng 4 vừa qua, con số này dự kiến đạt mức 5,5% tính đến hết tháng 6-2021, theo Ngân hàng Nhà nước.

Tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực bất động sản chậm lại trong vòng hai năm gần đây là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các hoạt động đầu tư sụt giảm mạnh. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, cho biết mức tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 5,1% trong giai đoạn từ 1-1-2021 tới 15-6-2021, cao hơn gần 2 lần so với con số được ghi nhận trong cùng giai đoạn của năm 2020.

Thế nhưng, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản có xu hướng chậm lại, theo ông Nguyễn Tuấn Anh. Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực bất động sản là 4,84% tính tới hết tháng 4-2021. Con số này dự kiến đạt mức 5,5% tính đến hết tháng 6-2021.

Trước đó, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản năm 2018 tăng khoảng 26,76% so với năm 2017, nhưng con số này đã giảm dần trong các năm sau đó khi chỉ đạt mức 21% vào năm 2019 và 11,89% vào năm 2020.

Nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực bất động sản chậm lại là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến các hoạt động đầu tư sụt giảm mạnh.

“Mức tăng này thấp hơn đà tăng trưởng tín dụng bình quân cùng năm”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói tại cuộc họp báo sáng 21-6 do NHNN tổ chức.

Với hiện tượng giá bất động sản tăng, đặc biệt giá đất nền tăng nhanh trong tháng 3 và 4-2021, ông Tuấn Anh cho biết NHNN luôn có sự theo dõi chặt chẽ biến động giá bất động sản.

Ngoài ra, giá đất nền tại một số địa phương đã có dấu hiệu giảm, sau khi thông tin về giá đất và quy hoạch của các dự án được các địa phương thực hiện công khai theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho rằng thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn rủi ro, vì vậy các cơ quan chức năng không được phép lơ là.

“Với mức tăng hiện tại, cơ quan quản lý vẫn kiểm soát tốt, nhưng NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá lại, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng trong từng lĩnh vực”, ông Tuấn Anh nói.

Với lĩnh vực chứng khoán, ông Tuấn Anh cho biết dư nợ của lĩnh vực này dự kiến đạt mức 46.700 tỉ đồng – bằng 0,48% tổng dư nợ nền kinh tế tính tới hết tháng 6-2021, không thay đổi nhiều so với tháng 4 và 5. Nhưng NHNN vẫn sẽ tập trung, kiểm soát hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này do sự biến động liên tục trên thị trường chứng khoán 6 tháng gần đây.

“NHNN sẽ có giải pháp giám sắt chặt chẽ hoạt động cho vay, đặc biệt hạn chế việc lách luật để cho vay lĩnh vực này, sử dụng vốn sai mục đích, tăng cường giám sát các tổ chức tín dụng, người vay, mục đích vay”, ông Tuấn Anh nói.

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết hiện dư nợ trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng nắm giữ vào khoảng 257.700 tỉ đồng – bằng 2,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Theo ông Tuấn Anh, mức dư nợ này không quá lớn nhưng hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm nên sẽ được tập trung giám sát điều hành. Dự kiến đến hết tháng 6, biến động dư nợ lĩnh vực này sẽ chỉ tăng thêm khoảng 2.000 tỉ đồng.

“Hiện cơ quan quản lý vẫn kiểm soát được cơ bản hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, nhưng Vụ tín dụng khẳng định không chủ quan trong quản lý và sẽ có thêm biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động này”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Toàn cảnh buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: NHNN cung cấp.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN, cho biết các thị trường tiền tệ, chứng khoán và bất động sản có mối liên hệ theo nguyên lý thông nhau. Vì vậy, mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nước là thúc đẩy các thị trường này phát triển lành mạnh, an toàn, không để xảy ra tình trạng “bong bóng”.

Để đạt được mục tiêu này, ông Đào Minh Tú cho rằng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý như NHNN, Bộ Tài chính.

Với NHNN, Phó thống đốc cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với điều hành cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, tạo điều kiện để giảm chi phí vốn, qua đó tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Ngoài ra, NHNN đề nghị các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định pháp luật, tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng về mức an toàn.

Đặc biệt, ngành ngân hàng sẽ kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, gồm bất động sản, dự án giao thông theo phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và BT (xây dựng - chuyển giao), chứng khoán.

“Tình hình tăng trưởng tín dụng khá mạnh, có khoảng 10 ngân hàng đang mong muốn nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng NHNN vẫn đang cân nhắc, bảo đảm tăng trưởng có chất lượng, hài hòa với nền kinh tế”, Phó thống đốc Đào Minh Tú nói.

Xem thêm: lmth.cot-maig-nas-gnod-tab-cuv-hnil-gnud-nit-gnourt-gnat/516713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản giảm tốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools