Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm trả lời thẩm vấn tại tòa - Ảnh: DANH TRỌNG
Chiều 24-6, trong phần luận tội, VKS cho rằng trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm phải chịu trách nhiệm chính vì tổ chức đấu thầu theo hình thức chỉ định thông thường để mua máy xét nghiệm COVID-19.
Bị cáo Cảm đã trực tiếp thỏa thuận và thống nhất về giá máy xét nghiệm trái quy định. Đồng thời cựu giám đốc CDC Hà Nội còn tham gia cùng đối tác làm giả mạo hồ sơ thẩm định giá.
“Bị cáo Cảm là người có học hàm học vị PGS. TS và thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo cũng được cơ quan chủ quản và nhiều đồng nghiệp làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, mức án 10 năm tù đã ở mức thấp nhất của khung hình phạt nên không có căn cứ xem xét”, VKS nêu quan điểm.
Theo đại diện VKS, 5 bị cáo còn lại đã thực hiện theo chỉ đạo của ông Cảm để giả mạo hồ sơ, hợp thức hồ sơ và quy trình chỉ định thầu gây thiệt hại cho nhà nước.
Từ những lập luận trên, VKSND cấp cao tại Hà Nội bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 6 bị cáo và đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.
Trước đó, sau khi tóm tắt bản án sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), chủ tọa đã xét hỏi các bị cáo về lý do kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trước tòa, ông Nguyễn Nhật Cảm (cựu giám đốc CDC Hà Nội) thừa nhận hành vi phạm tội và cho hay ngoài các tình tiết giảm nhẹ đã được tòa xem xét tại phiên sơ thẩm, bị cáo còn có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác.
"Bố bị cáo là người có công với cách mạng. Cơ quan chủ quản cũng có công văn xin giảm nhẹ cho bị cáo, hơn 100 cán bộ CDC Hà Nội có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo và những cựu cán bộ tại CDC Hà Nội. Nhiều nhà khoa học, quản lý, chuyên gia có văn bản xin giảm nhẹ cho bị cáo", ông Cảm trình bày.
Ông Cảm cho biết cuối tháng 1-2020, khi dịch COVID-19 diễn ra, việc dịch xâm nhập vào Việt Nam chỉ tính bằng giờ nên UBND TP Hà Nội tập trung chỉ đạo toàn ngành y tế dồn lực cho việc chống dịch.
Các bị cáo Duy, Vinh, Kim Dung, Quỳnh (từ trái qua) tại tòa - Ảnh: DANH TRỌNG
Về quy trình lựa chọn nhà thầu, ông Cảm cho hay trường hợp này thuộc tình trạng cấp bách theo Luật đấu thầu nên được lựa chọn theo thủ tục chỉ định thầu thông thường hoặc rút gọn.
"Theo ý kiến chủ quan của bị cáo, lựa chọn nhà thầu theo hình thức thông thường sẽ mất thời gian, công sức hơn nhưng sẽ khách quan nên bị cáo đã chọn cách này. Sự việc xảy ra trong thời gian cấp bách nhưng CDC Hà Nội vẫn thực hiện đầy đủ các bước nhưng không được đúng quy trình nên dẫn đến sai phạm", ông Cảm nói.
Cuối phần trình bày, cựu giám đốc CDC Hà Nội phủ nhận hưởng lợi khoản hoa hồng 15% giá trị máy xét nghiệm COVID-19. Bị cáo cho hay chưa được nghe bất kỳ ai nói về việc được hưởng bao nhiêu % tiền hoa hồng.
"Bị cáo không phạm tội với lỗi cố ý bởi động cơ duy nhất là vì công tác phòng chống dịch. Những người làm chuyên môn ai cũng biết khi loại virus này lây lan nhanh sẽ gây chết rất nhiều người nên bị cáo làm việc quên mình mà bỏ qua các rủi ro", ông Cảm phân trần.
Trình bày trước HĐXX, năm bị cáo còn lại đều thừa nhận hành vi pham tội và mong được giảm nhẹ hình phạt.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng trừ bị cáo Cảm bị tuyên mức thấp nhất ở khung hình phạt của tội danh là 10 năm tù, các bị cáo còn lại đều được tuyên phạt ở mức dưới khung. Bởi vậy ai cũng xin giảm nhẹ mà lại không đưa ra được các tình tiết mới thì "rất khó để tòa xem xét".
TTO - Trong phần thủ tục, HĐXX cho biết đã nhận được đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cựu cán bộ CDC Hà Nội của hơn 30 CDC các tỉnh, hai nhà khoa học và một số tổ chức liên quan.
Xem thêm: mth.5734920142601202-ion-ah-cdc-ob-nac-uuc-mohn-auc-oac-gnahk-ob-naot-cab-skv/nv.ertiout