Nhiều người Thái Lan xuống đường nhân ngày chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin Reuters, chính phủ của ông Prayuth lúc này phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội của công chúng về cách ứng phó dịch COVID-19, tình trạng kinh tế trì trệ, và chính sách vắc xin.
"Hiến pháp phải do dân", lãnh đạo biểu tình Jatupat Boonpattararaksa nói với đám đông ở thủ đô Bangkok ngày 24-6.
Làn sóng biểu tình phản đối thủ tướng ở Thái Lan chưa dừng lại kể từ năm ngoái - Ảnh: AFP
Cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 24-6, trùng với ngày Thái Lan tuyên bố chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế 24-6-1932, sau đó lập nên chế độ quân chủ lập hiến.
"Trong 89 năm kể từ khi chế độ chuyên chế chấm dứt, chúng ta chẳng đi tới đâu", Jatupat nói.
Khoảng 2.500 cảnh sát ở Bangkok đã được huy động để duy trì trật tự. "Tụ tập vào thời điểm này không thích hợp vì có thể làm lây lan virus", cảnh sát Bangkok cho biết.
Nhiều cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự - Ảnh: AFP
Năm ngoái, nhiều cuộc biểu tình do sinh viên đứng đầu cũng đã nổ ra trên khắp Thái Lan, thu hút hàng ngàn người tham gia.
Lực lượng an ninh đã bắt giữ những người lãnh đạo biểu tình trong bối cảnh ca bệnh COVID-19 bùng phát.
Vào tháng 3 năm nay, hàng chục ngàn người đã bị thương khi cảnh sát bắn vòi rồng, hơi cay và đạn cao su để giải tán biểu tình.
TTO - Thái Lan ngày 23-6 ghi nhận 51 ca tử vong vì COVID-19 - mức cao nhất trước nay trong một ngày - và 3.174 ca bệnh trong 24 giờ, trong khi giường bệnh dành cho bệnh nhân nguy kịch ở thủ đô Bangkok đã kín chỗ.