vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm 10 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị áp lực cạnh tranh

2021-06-25 12:34

Trong 2 tuần, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm 10 USD/tấn để cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan...

Gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn "được giá" nhất

Theo niêm yết của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo chào bán trên thị trường thế giới ngày 25.6 đã giảm khoảng 10 USD/tấn so với 2 tuần trước đó. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 25.6 ở mức từ 473-477 USD/tấn; giá gạo 25% tấm bán ra ở mức 453-457 USD/tấn; giá gạo 100% tấm bán ra ở mức 413-417 USD/tấn.

Trong khi đó, so sánh với 15 ngày trước, giá gạo 5% tấm (ngày 10.6.2021) bán ra ở mức 483-487 USD/tấn; gạo 25% tấm: 463-467 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm chỉ giảm nhẹ 5 USD/tấn, bán ra ở mức 418-422 USD/tấn.

Tuy nhiên, mặc dù giảm tới 10 USD/tấn trong vòng 2 tuần, nhưng giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Cụ thể, ngày 25.6, giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 450-454 USD/tấn (thấp hơn gạo Việt Nam 33 USD/tấn); gạo 25% tấm của Thái Lan bán ra ở mức 430-434 USD/tấn (thấp hơn gạo Việt Nam 33 USD/tấn)...

Gạo 6% tấm của Pakistan cũng thấp hơn gạo Việt Nam khoảng 50 USD/tấn, bán ra ở mức 443-447 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Miến Điện bán ra ở mức 413-417 USD/tấn, thấp hơn gạo Việt Nam 70 USD/tấn. Đặc biệt, gạo 5% tấm của Ấn Độ ngày 25.6 bán ra ở mức 388-392 USD/tấn, thấp hơn gạo Việt Nam 85 USD/tấn...

Nên giảm giá gạo để cạnh tranh tốt hơn

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt từ thị trường các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Ảnh: Vũ Long
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt từ thị trường các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Ảnh: Vũ Long

Trao đổi với PV Lao Động, một số thương nhân xuất khẩu gạo cho rằng, nếu như năm ngoái, giá gạo Việt Nam cao là điều đáng mừng, nhưng nay trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu của các nước đang ở mức thấp, thì việc neo giá gạo trắng thường ở mức cao sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu. Do đó, việc giảm giá trong 2 tuần qua cũng để giảm bớt áp lực cạnh tranh.

Doanh nhân Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng, để cạnh tranh với gạo xuất khẩu trong khu vực, giá gạo Việt Nam cần phải giảm thêm nữa. Tuy nhiên, để giảm được giá gạo, nông dân cũng phải đồng hành với với doanh nghiệp, chấp nhận giảm thêm giá lúa.

“Nếu giá lúa giảm xuống còn 5.000 đồng/kg, thì giá gạo xuất khẩu sẽ giảm được chừng 30 USD/tấn” – ông Phạm Thái Bình nói.

Ông Bình cũng lưu ý rằng, mặc dù đã rút bớt khoảng cách chênh lệch từ mức 100 USD/tấn xuống mức 85 USD/tấn giữa gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ, nhưng đây vẫn còn là mức chênh lệch rất hấp dẫn đủ để cuốn hút một số doanh nghiệp tận dụng cơ hội để nhập khẩu gạo Ấn Độ về để kiếm chênh lệch trong giao dịch thương mại. Vì vậy, nên việc kiểm soát tình trạng gian lận thương mại cần đặt ra lúc này.

“Gạo Ấn Độ giá rẻ vẫn tiếp tục được nhập về Việt Nam trong tình cảnh Việt Nam dư thừa gạo, nông dân bán giá thấp vẫn khó tiêu thụ. Các cơ quan quản lý thì cần phải sớm vào cuộc xác minh xem gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam để làm gì, không thể thờ ơ với vấn đề này” - doanh nhân Phạm Thái Bình, nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV, việc số lượng gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam tăng chắc chắn tác động đến tâm lý của các doanh nhân nước ngoài nhập khẩu gạo từ Việt Nam với câu hỏi: Vì sao là nước xuất khẩu gạo mà Việt Nam nhập khẩu nhiều gạo Ấn Độ, từ đó phát sinh tâm lý e ngại, dù có thể việc gian lận thương mại là không có.

Xem thêm: odl.991429-hnart-hnac-cul-pa-ib-nav-man-teiv-auc-uahk-taux-oag-aig-natdsu-01-maig/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm 10 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị áp lực cạnh tranh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools