vĐồng tin tức tài chính 365

Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

2021-06-26 10:34

Tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế Quý II

Trong Đề án Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021 vừa trình Thường trực Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Hai kịch bản này được căn cứ vào dự báo tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội là khoảng 5,8% cùng diễn biến tình hình 15 ngày đầu của tháng 6-2021.

Theo Bộ KHĐT, trong bối cảnh chưa thể tiêm vaccine toàn dân, đợt dịch bùng phát tháng 4-2021 có thể kéo dài đến tháng 7 và nguy cơ tái bùng phát cao; các ổ dịch lớn xuất hiện tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế... sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế Quý II, dự báo có thể tăng khoảng 6,6%, thấp hơn 0,51 điểm phần trăm so với Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Dự báo 6 tháng chỉ đạt khoảng 5,6%, thấp hơn 0,62 điểm phần trăm so với Nghị quyết số 01/NỌ-CP và thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với số đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu không có giải pháp mạnh mẽ kiểm soát dịch và thúc đẩy tăng trưởng, Bộ KHĐT nhận định, quý III dự báo chỉ tăng khoảng 5,3%, thấp hơn 1,41 điểm phần trăm so với Nghị quyết số 01/NQ-CP. Tăng trưởng cả năm có khả năng chỉ đạt 5,6%, không đạt mục tiêu Quốc hội giao.

Từ tình hình thực tiễn, bám sát Nghị quyết Quốc hội và Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ KHĐT xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản thứ nhất, với bối cảnh dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trong tháng 6-2021, không có các ổ dịch tại các khu công nghiệp; các tỉnh, thành phố không bị giãn cách xã hội, mục tiêu phấn đấu tăng trưởng cả năm có thể đạt được là 6,5%. Như thế, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 6,7% (tương đương với kịch bản tại Nghị quyết số 01 của CP) và quý IV tăng 7,5% (cao hơn kịch bản trong NQ 0,83%).

Ở kịch bản 2, với bối cảnh dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trong tháng 7-2021, không có các ổ dịch lớn tại các khu công nghiệp; các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế không bị giãn cách xã hội, mục tiêu phấn đấu tăng trưởng cả năm có thể đạt được là 6,0% (bằng mục tiêu Quốc hội giao). Như thế, quý III cần đạt mức tăng trưởng là 5,9% (thấp hơn Nghị quyết 01 /NQ-CP 0,81 điểm phần trăm) và quý IV tăng 6,5%, thấp hơn Nghị quyết 01 là 0,17%.

Một khu vực tại TPHCM được phong tỏa để phòng chống, ngăn chặn COVID-19 lây lan. Ảnh: Bùi Văn Nghiệp

Vaccine là giải pháp căn cơ

Kiên định và đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, kết hợp tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, có tính đến thời gian chuyển tiếp sang năm 2022 là mục tiêu, định hướng mà Bộ KHĐT nêu rõ trong đề án.

Từ mục tiêu trên, ngành KHĐT đặt ra các giải pháp thực hiện "mục tiêu kép" với phương châm "kinh tế vì y tế và y tế vì kinh tế". Theo đó, cần tập trung nguồn lực kinh tế để đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ y tế về phòng chống dịch bệnh, nghiên cứu và phổ biến tiêm vaccine. Ngược lại, thực hiện các giải pháp y tế, giãn cách xã hội phải cân nhắc, tính toán tác động đến sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. "Việc thực hiện theo phương châm trên sẽ bảo đảm hài hòa lợi ích tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, sức khỏe, đời sống nhân dân" - Bộ KHĐT nêu quan điểm.

Về đối tượng cụ thể, theo Bộ KHĐT, cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực; thành phần kinh tế; địa phương, vùng có vai trò, tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP để hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách hỗ trợ phải có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ thời gian, phạm vi, tập trung một số ngành, lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh như du lịch, lưu trú, vận tải, hàng không...

Nêu chính sách, giải pháp thúc đẩy tăng trưỏng kinh tế, Bộ KHĐT cho rằng cần tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine, coi đây là giải pháp căn cơ để phục hồi sản xuất kinh doanh, trong đó cần ưu tiên cho các đối tượng thuộc các địa bàn, ngành, lĩnh vực động lực của nền kinh tế. Bên cạnh đối tượng ưu tiên là các lực lượng tuyến đầu, Bộ KHĐT nhấn mạnh cần ưu tiên tiêm vaccine cho các công nhân tại các khu công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế.

Bộ KHĐT cũng lưu ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với từng ngành nghề, lĩnh vực. Theo Bộ này, các địa phương, nhất là các địa phương động lực (TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh...), có đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế, cần xác định rõ động lực tăng trưởng của mình, chủ động xây dựng các phương án duy trì sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đầu vào để tăng tốc sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát...

Đề cập đến yêu cầu đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, Bộ KHĐT kiến nghị thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư, trước mắt tập trung rà soát tháo gỡ vướng mắc, hướng dẫn chung, sau đó là các dự án đặc thù có tác động lớn, có thể tạo động lực cho tăng trưởng. Xem xét kiến nghị trình Quốc hội ban hành một Luật sửa đổi, bổ sung nhiều Luật để rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không còn phù hợp với yêu cầu mới...

Hải Triều

Xem thêm: lmth.340511_et-hnik-gnourt-gnat-ned-oan-eht-gnouh-hna-4-uht-nal-hcid-tod/hnihc-nit/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools