- Tháo gỡ khó khăn cho nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao
- Trang trại nông nghiệp công nghệ cao triệu đô giữa rừng
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, hiện nay, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị,… của các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa thể phát huy hết khả năng của các nhà khoa học. Song, các báo cáo về kết quả nghiên cứu và những đề tài được ứng dụng vào thực tiễn khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khâm phục và tự hào.
Vượt qua những bất cập, khó khăn khách quan, trong khi cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chưa được điều chỉnh phù hợp, kịp thời, mọi người đã thực hiện những điều tưởng chừng như không thể. Bằng tài năng và tâm huyết, bằng lòng đam mê và tình yêu nghề nghiệp, đội ngũ nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những sản phẩm nghiên cứu vừa có tính hàn lâm, chuyên sâu, vừa đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi: “Chúng ta cùng nhau thay đổi, chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” đến tư duy “kinh tế nông nghiệp”. Chúng ta cùng nhau chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Chúng ta cùng nhau theo đuổi mục tiêu tạo thêm giá trị gia tăng, thay cho mục tiêu nâng cao sản lượng. Giá trị gia tăng trong nông nghiệp khởi nguồn từ những câu hỏi từ cuộc sống.
Đó là, làm sao để nông sản đạt chất lượng và giá trị cao hơn? Đó là, làm sao để tối ưu hoá giá trị được tạo ra trên một đơn vị diện tích? Đó là, làm sao để thu nhập và chất lượng sống của người nông dân ngày một tốt hơn? Trước khi tạo ra giá trị cho cuộc sống, mỗi người cần tìm ra giá trị của chính bản thân mình.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan bày tỏ, chúng ta hãy cùng nhau thay đổi, chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” đến tư duy “kinh tế nông nghiệp”. |
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nền nông nghiệp tri thức mà chúng ta đang tạo dựng cần đến sự phản biện, sự phản hồi văn minh, đóng góp mang tính xây dựng. Gần đây, có nhiều sự kiện vinh danh các “nhà khoa học chân đất”. Những nông dân đó chắc không có nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức học thuật, hàn lâm, chưa từng có dịp bước vào phòng thí nghiệm, nhưng đã đóng góp nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần giải quyết đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết từ cánh đồng, thửa ruộng.
“Chúng ta hay nói với nhau về tình trạng “chảy máu chất xám”, không giữ chân được người tài. Còn những nhà khoa học lựa chọn “ở lại” để đóng góp và cống hiến, liệu đã phát huy hết trí tuệ, kiến thức chuyên ngành, hay “chất xám”, lửa nhiệt huyết cứ thế giảm đi từng ngày, lúc vì hoàn cảnh này, khi tại điều kiện khác? Cần nhắc với nhau rằng, sẽ không bao giờ có điều kiện lý tưởng, tối ưu như mong muốn.