Các máy bay F-35A của không quân Mỹ trong cuộc tập trận tại căn cứ không quân Hill ở bang Utah, Mỹ ngày 6-1-2020 - Ảnh: REUTERS
Theo báo Chosun Ilbo, 6 trong số các tiêm kích tàng hình F-35A thuộc thế hệ thứ 5 mới nhất của căn cứ không quân Eielson ở bang Alaska (Mỹ) đã được triển khai đến Hàn Quốc lần đầu tiên sau 5 năm.
Các chiến đấu cơ hiện đại này sẽ tham gia vào cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày với không quân Hàn Quốc.
Trong thông cáo báo chí cùng ngày, Bộ Tư lệnh liên quân Hàn - Mỹ cho biết: "Không quân Mỹ sẽ tiến hành huấn luyện bay với nhiều loại máy bay khác nhau của cả Hàn Quốc và Mỹ, trong đó có F-35A".
Theo các nhà phân tích phía Seoul, việc Mỹ triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-35A đến bán đảo Triều Tiên để tập trận chung là dấu hiệu cho thấy mức cảnh báo đối với Triều Tiên đã được nâng lên mức tối đa.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh: "Việc triển khai F-35A nhằm thể hiện năng lực răn đe mạnh mẽ và thế trận phòng thủ kết hợp của liên minh Hàn - Mỹ, cải thiện khả năng tương tác giữa lực lượng không quân của hai quốc gia".
Nhà chức trách Hàn Quốc và Mỹ cũng đưa ra dự đoán Triều Tiên đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cần thiết cho vụ thử hạt nhân lần thứ 7 tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, Gilju-gun, tỉnh Bắc Hamgyong và chỉ còn chờ quyết định từ các quan chức hàng đầu.
Được biết, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A có tốc độ tối đa gấp 1,8 lần tốc độ âm thanh (Mach 1,8) và được trang bị nhiều loại tên lửa và bom dẫn đường có độ chính xác cao.
Như vậy, sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình F-35A đã mở ra một lợi thế cho phía Hàn Quốc vì Triều Tiên được cho là không có khả năng phát hiện và đánh chặn máy bay tàng hình.
Sau 4 năm 7 tháng kể từ cuộc tập trận không quân "Vigilant Ace" giữa Mỹ và Hàn Quốc vào tháng 12-2017, Mỹ lại một lần nữa công khai triển khai F-35A trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc tập trận chung thường niên năm 2017, có khoảng 230 máy bay quân sự của Hàn Quốc và Mỹ, bao gồm cả F-35A và máy bay ném bom tầm xa B-1B đã tham gia cuộc huấn luyện chung.
Thực tế, vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng vừa tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6, trong đó có bom nhiệt hạch (bom H) có thể gắn lên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn 15-16 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima thời Thế chiến II gây phẫn nộ trên khắp thế giới.
TTO - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo tăng cường năng lực phòng thủ quốc gia, củng cố các đơn vị tiền tuyến, tại cuộc họp với các quan chức quân sự hàng đầu đất nước.
Xem thêm: mth.44634129060702202-man-5-uas-couq-nah-iov-nart-pat-ym-auc-a53-f-hnih-gnat-oc-uad-neihc/nv.ertiout