vĐồng tin tức tài chính 365

Tìm lối ra cho 'máy mượn, máy đặt'

2022-07-09 07:13
NamTran-bvThanhNhan(HaNoi (2) 2(Read-Only)

Bệnh nhi vàng da được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN

* Ông Lê Văn Phúc (trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam):

Chờ ý kiến của Bộ Y tế để thanh toán tiếp hay dừng

Trước năm 2015 không có quy định nào cho phép đặt máy tại bệnh viện. Đến 2015, khi đi kiểm tra nhiều cơ sở khám chữa bệnh, chúng tôi phát hiện nhiều cơ sở y tế có máy diện mượn - đặt. Trong đó có cả những hợp đồng ràng buộc luôn về số dịch vụ dùng máy mỗi năm hay số hóa chất sử dụng…

Chúng tôi đã báo cáo tình hình này và đề nghị Bộ Y tế, là đơn vị quản lý nhà nước, có hướng dẫn. Hướng dẫn sau đó là các đơn vị tổ chức đấu thầu vật tư, hóa chất thì đơn vị trúng thầu mới được đặt máy. Nhưng điều vướng là hợp đồng 1 năm, 2 năm, sau này đấu thầu lại thì vẫn đơn vị đó trúng vì máy là "máy đóng", không thể máy này nhưng hóa chất nọ mà phải cùng loại.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục kiến nghị, năm 2017 Bộ Tài chính có công văn và sau đó Chính phủ có nghị định 151 về các hình thức xã hội hóa tại cơ sở y tế công lập, trong đó không có hình thức đặt - mượn máy mà chỉ có cho, tặng hoặc thuê máy.

Năm 2018, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiếp tục thanh toán cho các trường hợp máy đặt - mượn đã trúng thầu hóa chất. Tuy nhiên, tháng 5 vừa qua, Bộ Y tế đã hướng dẫn ngưng cho thanh toán dịch vụ sử dụng thiết bị này và sau đó lại cho phép thanh toán lại.

Ở vị trí là cơ quan chi trả phí khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm, chúng tôi sẽ thực hiện đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước: Nếu Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiếp thì chúng tôi thanh toán, nếu hướng dẫn dừng thì chúng tôi dừng, hay yêu cầu chuyển sang hình thức thuê mới thanh toán thì chúng tôi đều tuân thủ.

Ngày 7-7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản hỏi ý kiến Bộ Y tế về vấn đề này.

LAN ANH ghi

* TS Nguyễn Việt Hùng (nguyên vụ trưởng Vụ Quản lý và đấu thầu, Bộ Kế hoạch và đầu tư):

Cần có quy định, kiểm soát

Tôi cho rằng Quốc hội đã cho các bệnh viện cơ chế tự chủ nên về nguyên tắc các bệnh viện được liên doanh, liên kết với bên ngoài trong hoạt động khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, mọi rắc rối hiện nay là do chúng ta không có quy định hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Tư nhân họ có tiền đầu tư máy xét nghiệm hiện đại và cung ứng hóa chất chạy máy, còn bệnh viện có bác sĩ và kỹ thuật viên vận hành máy trong quá trình khám chữa bệnh, sự hợp tác giữa hai phía rất tốt.

Thực tế nhiều năm qua sự hợp tác này đã phát huy hiệu quả trong khám chữa bệnh của các bệnh viện công. Vì thế, cần sớm bổ sung quy định pháp luật liên quan tới hợp tác liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công và tư nhân trong hoạt động đặt máy, cho mượn máy.

Theo điều 1 của Luật đấu thầu thì phạm vi điều chỉnh của luật không bao gồm hoạt động liên doanh, liên kết giữa Nhà nước và tư nhân. Khi sự thỏa thuận giữa bệnh viện công và tư nhân trong việc đặt máy, cho mượn máy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu thì không thể bắt các bệnh viện phải đấu thầu thuê máy xét nghiệm của tư nhân.

Vì vậy, chủ trương cho bệnh viện công được tự chủ của Quốc hội cần được cụ thể hóa bằng một quy định mới, hướng dẫn các bệnh viện thực hiện. Trong mối quan hệ hợp tác đặt máy, mượn máy giữa tư nhân và bệnh viện công, cần có một cơ quan quản lý nhà nước đứng vai trò trung gian để giám sát, tránh những hành vi lợi dụng, trục lợi, móc túi người bệnh trong hoạt động khám chữa bệnh.

Trước khi bổ sung quy định mới cho hoạt động này cần đánh giá tổng kết yếu tố tích cực, tiêu cực của hoạt động đặt máy, mượn máy tại các bệnh viện công những năm qua. Và các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành quy định để quản lý, kiểm soát tiêu cực chứ không để "mất bò mới lo làm chuồng" như hiện nay.

* Luật sư Trương Thanh Đức (giám đốc Công ty Luật ANVI):

Thiếu quy định nên nhập nhèm

Nguồn lực của Nhà nước không bao giờ đủ để đầu tư máy móc, thiết bị khám chữa bệnh hiện đại cho tất cả các bệnh viện công trên cả nước. Vì không đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nên mới nảy sinh hợp tác liên doanh, liên kết giữa bệnh viện công với các doanh nghiệp tư nhân trong hàng chục năm qua.

Chúng ta cần bổ sung quy định pháp luật rõ ràng theo hướng tạo điều kiện cho hoạt động đặt máy, mượn máy tại các bệnh viện công hiện nay chứ không nên cấm đoán vì chưa có quy định.

Trong bối cảnh ngành y tế rơi vào tình trạng thiếu thuốc men, vật tư, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân, việc yêu cầu dừng hoạt động đặt máy, mượn máy là không phù hợp. Người thiệt cuối cùng là bệnh nhân.

Ngoài ra, hoạt động liên doanh, liên kết giữa bệnh viện công và tư nhân rất hiệu quả, vấn đề là không có quy định pháp luật để quản lý hoạt động này dù rất cần thiết và phù hợp với cuộc sống. Vì không có quy định nên mới nảy sinh tình trạng nhập nhèm giá cả, hạch toán sai, lỗi ở đây là thiếu quy định pháp luật.

Trong trường hợp phải bổ sung quy định về đấu thầu thuê máy xét nghiệm tại các bệnh viện thời gian tới, theo tôi, cần có cơ chế riêng chứ không thể áp dụng như đấu thầu thuê mua máy móc thông thường bởi việc thuê mua máy, thiết bị y tế có những đặc thù riêng.

BẢO NGỌC ghi

Xem thêm: mth.16472143280702202-tad-yam-noum-yam-ohc-ar-iol-mit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tìm lối ra cho 'máy mượn, máy đặt'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools