Ông Mo đang cử hành nghi lễ Mo mát nhà ở Hòa Bình - Ảnh: BÙI VĂN NAM
Tuy nhiên, tại hội thảo khoa học "Mo trong đời sống người Mường xưa và nay" diễn ra tại TP Hòa Bình ngày 8-7, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng kế hoạch này là bất khả trước tiến độ xây dựng hồ sơ của các địa phương hiện nay.
TS Phạm Minh Hương - phó viện trưởng Viện Âm nhạc - cho biết có 7 tỉnh cùng cam kết tham gia vào việc xây dựng hồ sơ di sản Mo Mường gồm Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hóa, Đắk Lắk.
Đây là các tỉnh vẫn còn giữ các nghi lễ Mo trong sinh hoạt của người Mường. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Hòa Bình và Ninh Bình là sẵn sàng.
Bà Minh Hương cho biết ngoài khó khăn về bố trí kinh phí, để trình hồ sơ lên UNESCO thì các tỉnh đứng tên trong hồ sơ này đều phải có được quyết định công nhận Mo Mường của tỉnh mình là di sản phi vật thể cấp quốc gia trước tháng 12 năm nay.
Hiện mới chỉ có Hòa Bình đã có quyết định năm 2016. Các tỉnh khác quá khó khăn để đạt được tiến độ trên. Vì vậy đơn vị chủ trì (tỉnh Hòa Bình) và đơn vị tư vấn (Viện Âm nhạc) đang tính đến việc lùi lại kế hoạch đã định.
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan gợi ý giải pháp phải đưa ra một thời hạn nhất định cho các địa phương, nếu địa phương nào không hoàn thành đúng tiến độ thì coi như không tham gia trong hồ sơ trình UNESCO.
Ngoài băn khoăn về tiến độ, phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành còn đặt câu hỏi liệu chỉ làm hồ sơ cho Mo tang ma mà không làm các Mo khác (Mo mát nhà, Mo vía mụ, Mo cầu mạnh, Mo cầu thọ... - PV) như đề xuất của các nhà nghiên cứu thì có thiếu sót không?
Tại hội thảo, các nghệ nhân, nhà nghiên cứu đều nhận định giá trị văn hóa to lớn của Mo Mường như áng sử thi lớn phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội người Mường cổ xưa.
Nhưng các nghệ nhân (ông Mo) cũng nêu lên hiện thực đang lo là hiện nay 70-80% Mo Mường không còn được diễn xướng trong đời sống nữa bởi tập tục đã thay đổi nhiều.
Để diễn xướng đủ bài Mo tang ma như trước đây thì cần 12 ngày hoặc hơn, hiện nay tất cả các nơi đều thực hiện chôn cất người quá cố trong 48 giờ.
TTO - Cuộc bỏ phiếu bầu thành viên Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO kết thúc ngày 6-7, Việt Nam giành được 120 phiếu, cao nhất trong số các nước trúng cử cho nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Xem thêm: mth.11384409090702202-ocsenu-hnirt-ed-ihk-court-gnoum-om-nas-id-ol-ion/nv.ertiout