Ngày 11/7, giá xăng giảm hơn 3000đ mỗi lít, dầu Diezen cũng giảm từ 2000-3000đ mỗi lít. Như vậy, đây là lần giảm thứ 2 liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay của giá xăng, dầu. Lần giảm giá này được ví như cơn mưa rào sau những ngày nắng hạn do việc tăng giá xăng.
Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 18 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 5 lần giảm. Với mỗi lít xăng dầu hiện nay, người tiêu dùng phải trả khoảng hơn 10.000 đồng là tiền thuế, phí, tức khoảng 34% giá bán lẻ hiện nay. Các mức loại thuế như thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… và thuế phí khác.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực do giá xăng dầu tăng cao, nhiều quốc gia đã thực hiện điều chỉnh chính sách phù hợp. Nhìn chung, có 3 xu hướng chính đang được nhiều nước áp dụng nhằm giảm giá xăng dầu gồm: biện pháp giảm thuế, biện pháp trợ giá năng lượng và biện pháp hỗ trợ về chi tiêu. Tuy nhiên cả 3 xu hướng này đều tạo ra gánh năng đối với ngân sách công. Tuy nhiên, đây là giải pháp hữu hiệu để kiểm soát lạm phát.
Hình minh họa.
Đối với biện pháp giảm thuế, một số quốc gia mạnh tay giảm thuế giá trị gia tăng, cũng như thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hai quốc gia như Croatia và Ba Lan đã giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng khá lớn đối với năng lương. Croatia giảm thuế một nửa thuế VAT đối với khí đốt từ mức 25%. Ba Lan giảm thuế suất thuế VAT đối với xăng và dầu diesel giảm từ 23% xuống chỉ còn 8% trong vòng 6 tháng từ tháng 2 năm nay.
Australia đã mạnh tay giảm một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu trong vòng 6 tháng kể từ cuối tháng 3. Ngoài ra các nước như Ai Len, Hà Lan đều giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và dầu diesel.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với mức 0,09 USD/ lit xăng và 0,15 USD/ lít dầu diesel.
Đối với biện pháp trợ giá năng lượng, Biện pháp này như một khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do chi phí nguyên nhiên tăng cao; hoặc hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình. Theo đó những doanh nghiệp, người dân thuộc đối tượng này được mua nhiên liệu với giá rẻ hơn.
Đối với biện pháp hỗ trợ chi tiêu, một số quốc gia đưa ra gói hỗ trợ các hộ gia đình bị tổn thương thông qua giải pháp hỗ trợ bằng tiền mặt như tại Đan Mạch, Đức, Na Uy, Anh…; gói hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà buôn bán dầu như tại Nhật Bản.
Các biện pháp này đều tạo ra áp lực đối với ngân sách công. Mỗi quốc gia khi áp dụng sẽ buộc phải cân nhắc nhằm đảm bảo an ninh tài chính.
Khi xăng dầu giảm sẽ giúp giảm áp lực tới lạm phát và tác động trực tiếp lên tất cả các ngành hàng, doanh nghiệp và người dân. Hưởng lợi nhiều nhất là đối với các doanh nghiệp vận tải, tàu thuyền đánh bắt xa bờ và hàng không do chi phí xăng dầu thường chiếm từ 30-40% chi phí của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Khi giá xăng dầu giảm mạnh, hộ gia đình sẽ có thêm một phần chi tiêu, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Còn đối với nền kinh tế, việc giá bán lẻ xăng dầu lần này giảm gần 10% theo tính toán sẽ làm cho chỉ số CPI giảm theo khoảng 0,35 điểm phần trăm và giúp cho GDP tăng khoảng 0,5 %. Giá dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn giữ ở mức cao, thì hy vọng những khoản thuế, phí sẽ được điều chỉnh giảm hợp lý để vừa đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% như Quốc hội đã đề ra.
Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 11/7 với khách mời là ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính sẽ trao đổi chi tiết về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn theo dõi!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.5251023211702202-et-hnik-nen-iot-cuc-hcit-gnod-cat-maig-uad-gnax-aig/et-hnik/nv.vtv