vĐồng tin tức tài chính 365

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm gần 70.000 tỷ đồng trong tháng 4

2022-07-12 09:40

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã cập nhật số liệu tiền gửi của khách hàng gồm tổ chức kinh tế và dân cư tại hệ thống tổ chức tín dụng tính đến hết tháng 4/2022. Các số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng lượng tiền gửi trong tháng 4 tăng ở nhóm dân cư nhưng giảm ở các tổ chức kinh tế.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 4, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,3 triệu tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm ngoái, song giảm 11.849 tỷ đồng so với tháng 3. Từ đầu năm 2022, đây là tháng đầu tiên tiền gửi trong hệ thống ghi nhận sụt giảm.

Nguyên nhân chủ yếu do tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tháng 4 giảm 69.446 tỷ đồng so với tháng trước. Tính đến 30/4, tiền gửi của các cổ chức kinh tế vẫn đạt hơn 5,79 triệu tỷ đồng, tăng 2,66% so với đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi dân cư vẫn tăng, cụ thể mức tăng hơn 57.500 tỷ trong tháng 4, lên hơn 5,5 triệu tỷ đồng. So với cuối năm 2021, tiền gửi của người dân tăng đến 4,37%, tương đương tăng hơn 231.590 tỷ đồng.

Thực tế, tiền gửi của khách hàng nói chung đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Trước đó, 3 tháng đầu năm 2022, dù có yếu tố mùa vụ là Tết Nguyên đán, tiền gửi vẫn tăng bình quân hơn 130 nghìn tỷ đồng hàng tháng. Riêng tháng 3, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 228.341 tỷ đồng so với tháng 2. Tiền gửi dân cư cũng tăng gần 174.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Chứng khoán VNDirect nhận định lạm phát cao hơn dự kiến của Việt Nam có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ trở nên siết chặt hơn.

Theo đó, VNDirect cho rằng Ngân hàng Nhà nước có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ phù hợp nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực duy trì chính sách tiền tệ "phù hợp", không thắt chặt chính sách ngay lập tức để hỗ trợ phục hồi kinh tế và ổn định thị trường vì dù áp lực lạm phát dự kiến sẽ gia tăng trong các tháng tới, chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm 2022 được dự báo ở mức 2,5% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mục tiêu 4%. Ngoài ra, cầu trong nước vẫn yếu và chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi kinh tế.

''Đối với lãi suất điều hành, nếu có đợt tăng nào trong năm nay thì khả năng cao sẽ diễn ra vào quý IV/2022 và mức tăng (nếu có) sẽ hạn chế, khoảng 0,25-0,5%'', báo cáo VNDirect cho biết.

VNDirect dự báo đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý III/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, đà tăng của lãi suất huy động có thể tăng tốc trở lại trong quý IV sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Về lãi suất cho vay, VNDirect dự báo gói cấp bù lãi suất có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2-0,4% vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các NHTM tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.

Xem thêm: lmth.956955a-4-gnaht-gnort-gnod-yt-00007-nag-maig-et-hnik-cuhc-ot-cac-auc-iug-neit/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm gần 70.000 tỷ đồng trong tháng 4”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools