vĐồng tin tức tài chính 365

Sự trỗi dậy của chuỗi cung ứng Việt Nam: Hưởng lợi từ một "quy luật tất yếu"

2022-07-17 17:34

Chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Theo South China Morning Post, DBG Technology là nhà sản xuất hợp đồng cho các thương hiệu điện thoại thông minh lớn của Trung Quốc bao gồm Xiaomi, Honor và Huawei Technologies. Xu Yusheng, thư ký hội đồng quản trị của DBG, cho rằng bất chấp sự gián đoạn liên quan đến Covid-19, chuỗi cung ứng của Trung Quốc vẫn là "không thể thay thế".

Ông Xu nói: "Tính hoàn chỉnh của chuỗi cung ứng điện thoại thông minh tại Trung Quốc đã trở thành hiện thực sau hai thập kỷ phát triển. Đây là cốt lõi của vấn đề".

"Chúng tôi có thể dễ dàng có được tất cả các thành phần, thiết bị thử nghiệm và mọi thứ cần thiết để tạo ra một sản phẩm từ đầu, chỉ trong vòng 1 giờ lái xe tại nhà máy ở Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Không có nơi nào khác như thế này ngoài Trung Quốc", ông nhấn mạnh.

Đại diện này cũng cho rằng: "Made in Vietnam" sẽ không phải là sự thay thế cho "Made in China", mà sẽ là bổ trợ lẫn nhau".

Sự trỗi dậy của chuỗi cung ứng Việt Nam: Hưởng lợi từ một quy luật tất yếu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Wang Zhao

Theo ông, động lực chính để tăng cường khả năng sản xuất ở các nước như Ấn Độ và Việt Nam là giảm thuế quan. Ngoài ra, việc điện thoại thông minh và các công ty công nghệ khác thiết lập cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc là "điều tất yếu".

Xiaomi gần đây đã quyết định đặt Việt Nam làm cơ sở sản xuất mới nhất của công ty.

Các báo cáo cho biết, động thái này "thu hút sự chú ý của công chúng vì nó được thực hiện sau các động thái tương tự của các nhà sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu nhằm chuyển các thành phần trong chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc sang Đông Nam Á để giảm chi phí và tăng sản lượng sản xuất".

Apple đã chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam vào tháng trước do việc phong tỏa chống Covid-19 nghiêm ngặt ở Trung Quốc.

SCMP dẫn lời các nhà phân tích cho biết thêm, các ngành công nghiệp sẽ có xu hướng tập trung ở Đông Nam Á để tận dụng lợi thế của chi phí sản xuất thấp, trong khi chuỗi công nghiệp của Trung Quốc sẽ vẫn quan trọng trong khu vực và trên toàn cầu.

Việc chuyển dịch một số các sản phẩm cho khu vực Đông Nam Á sẽ cho phép người tiêu dùng hưởng lợi từ hàng hóa rẻ hơn, trong khi các ngành công nghiệp Trung Quốc sẽ có cơ hội để nâng cấp sản xuất các loại mặt hàng khác.

Tang Jie, giáo sư kinh tế và là cựu phó thị trưởng Thâm Quyến, nhận định: "Trung Quốc vẫn phải thận trọng khi xuất khẩu của Việt Nam vượt qua Thâm Quyến. Vấn đề thực sự mà Trung Quốc phải giải quyết là nâng cấp các dây chuyền trong ngành sản xuất".

Nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn

Nỗ lực hạn chế sự lây lan của Covid-19 thông qua việc phong tỏa và kiểm dịch hàng loạt trên diện rộng đã khiến kinh tế Trung Quốc trải qua 1 trong những quý tồi tệ nhất trong nhiều năm, đe dọa nền kinh tế toàn cầu vốn phụ thuộc nhiều vào các nhà máy và người tiêu dùng Trung Quốc.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 15/7 cho biết nền kinh tế tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý thứ hai, kém hơn kỳ vọng của một số nhà kinh tế. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ 3 tháng đầu năm 2020, khi Trung Quốc phong tỏa quyết liệt để chống lại giai đoạn đầu của đại dịch.

Theo New York Times, đây là lần đầu tiên nền kinh tế nước này suy thoái trong 28 năm qua và tình hình hiện tại dường như không mấy hứa hẹn với nền kinh tế Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của chuỗi cung ứng Việt Nam: Hưởng lợi từ một quy luật tất yếu - Ảnh 2.

Một nhà máy dệt ở Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tỷ lệ thất nghiệp đang sát với mức cao nhất từng được ghi nhận. Thị trường nhà đất vẫn còn nhiều vấn đề, và các doanh nghiệp nhỏ đang gánh chịu hậu quả khi người tiêu dùng giảm chi tiêu.

Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard và từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết: "Trung Quốc chưa bao giờ tụt dốc trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản dài hạn cho thấy tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm hơn nhiều trong thập kỷ tới."

Zheng Jingrong, chủ một cửa hàng ở Bắc Kinh bán quần áo thủ công nhập khẩu, cho biết cô thường bán được từ 150 đến 200 bộ quần áo trong một tháng trước đại dịch. Vào tháng 5 vừa qua, cô chỉ bán được 20 bộ. Khách hàng thường xuyên của cô ấy không còn ghé qua nữa, và mọi người nói chung rất ngại đi ra ngoài. Mỗi năm đại dịch đều "tồi tệ hơn năm trước", cô Zheng nói.

https://soha.vn/su-troi-day-cua-chuoi-cung-ung-viet-nam-huong-loi-tu-mot-quy-luat-tat-yeu-20220717113103374.htm

Xem thêm: nhc.70752256171702202-uey-tat-taul-yuq-tom-ut-iol-gnouh-man-teiv-gnu-gnuc-iouhc-auc-yad-iort-us/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sự trỗi dậy của chuỗi cung ứng Việt Nam: Hưởng lợi từ một "quy luật tất yếu"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools