Ngày 19/7, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục Thi hành án dân sự, cho biết như trên.
Theo ông Thắng, Tổng cục Thi hành án dân sự thời gian qua gặp nhiều khó khăn khi thi hành án trong các vụ án tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo. Tổng số tiền phải thu hơn 129.619 tỷ đồng nhưng mới thi hành xong hơn 49.838 tỷ đồng.
Một số trường hợp có tài sản để thi hành nhưng tính chất pháp lý và thông tin của tài sản đó lại chưa được bản án làm rõ. Trình tự kê biên các tài sản cũng đang gặp nhiều vướng mắc.
Một trong số này là việc thi hành án dân sự đường dây đánh bạc trực tuyến RikVip và Tip.Club "đang rất khó khăn". Tài sản đảm bảo thi hành án của "ông trùm" Nguyễn Văn Dương, cựu chủ tịch CNC, không còn nhiều nhưng số tiền phải thu lại rất lớn - 1.700 tỷ đồng, theo bản án của TAND tỉnh Phú Thọ.
"Dương có một số tài sản ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Cơ quan thi hành án đã tìm ra và đang xử lý. Tuy nhiên, nhà chức trách không phát hiện Dương có dấu hiệu che giấu, tẩu tán hay cố tình không thi hành án dân sự", ông Lợi nói.
Về việc thu hồi tài sản với Phan Sào Nam, đồng chủ mưu vụ với Dương, ông Lợi cho biết Nam phải thi hành 1.445 tỷ và hiện đã thu 1.384 tỷ.
Bộ Tư pháp dự kiến 6 tháng tới tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự để giải quyết các vướng mắc, nhất là các quy định liên quan thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo chỉ đạo của Ban Bí thư.
9 tháng qua, Tổng cục Thi hành án dân sự đã thi hành xong 348.490 việc (đạt 64,35%), thu trên 52.166 tỷ đồng (đạt 29,47%).
Trước việc Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đề xuất tạo điều kiện cho người phạm tội tham nhũng, kinh tế khắc phục hậu quả để giảm xử lý hình sự, thay thế bằng khởi kiện dân sự với mục tiêu tăng tỷ lệ thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng, ông Lợi nói cho tội phạm tham nhũng nộp tiền thay cho xử lý hình sự "là quan điểm không mới". Nghị quyết Trung ương 3 khoá 10 cũng nêu rõ "thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi".
"Trường hợp tội phạm ăn năn hối cải khi giao nộp tài sản tham nhũng cũng nên được xem là tình tiết giảm nhẹ phù hợp. Việc có nên để tội phạm nộp tiền khắc phục thay cho xử lý hình sự hay không, Tổng cục sẽ nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền", ông Lợi nói.
Xem thêm: lmth.8669844-gnuhn-maht-na-gnort-nas-iat-ti-coud-uht/ten.sserpxenv