Thương binh Phạm Đức Cường (đứng giữa) cùng những người đồng đội xác minh những ngôi mộ khuyết danh được phát hiện sau khi làm sạch đất ở KCN Bàu Bàng (Bình Dương)
Năm 1969, Phạm Đức Cường nhập ngũ. Dáng người nhỏ, nhanh nhẹn, anh được đơn vị (tiểu đoàn 5, Trung đoàn 165, Sư đoàn 7) chọn cử đi học lớp y tá. Sau đó là những tháng ngày không thể quên trong đời.
"Những năm 1970-1975, các mảnh vườn, khu rừng đóng quân ở chiến trường Đông Nam Bộ đều bị bom đạn giày xéo, hầm sập, giao thông hào bị lấp. Có hôm, bữa cơm nắm còn dư hơn nửa. Nhìn những nắm cơm dư, người còn lại nước mắt ràn rụa" - anh kể.
Nhiệm vụ của anh Cường là sơ cứu. Người bị thương chuyển về tuyến sau, người mất nằm lại tại chỗ. Anh cùng đồng đội tự tay đào mộ chôn kèm những vật dụng cá nhân để làm dấu, đánh dấu vị trí, ghi chép thông tin cá nhân, tọa độ...
Đầu năm 1974, trong một trận oanh tạc ác liệt của máy bay địch tại Bắc Tân Uyên (Sông Bé - nay là tỉnh Bình Dương), y tá Cường bị miểng pháo cắt mất 3 ngón tay, phải về tuyến sau. Đến ngày hòa bình, khi đã ổn định việc riêng, người thương binh mang trong tim lời hứa năm xưa để lên đường đi tìm đồng đội.
"Vậy mà, đâu như mình nghĩ, chiến tranh cày phá, rồi cuộc sống sau này với khu dân cư, khu công nghiệp chồng chất lên trên, tọa độ còn đó nhưng địa hình thì thay đổi" - anh Cường chia sẻ.
Nhưng anh Cường cùng đồng đội không bỏ cuộc. Bắt đầu từ danh sách liệt sĩ của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, anh Cường cùng những đồng đội còn ở lại tìm bản đồ tác chiến năm xưa, bản đồ địa hình, sắm thêm la bàn, máy đo tọa độ, các anh cố gắng mọi cách để xác nhận được nhân thân liệt sĩ trên những di vật, trên địa điểm tìm được...
"Còn cả ngàn anh em vẫn nằm lại đó, nhiều mộ liệt sĩ đã có tên nhưng người thân vẫn chưa tìm được, hàng trăm ngôi mộ khuyết danh phải xác minh, kiểm chứng nên chúng tôi đã lập trang web Trả lại tên anh (tralaitenanh.com) để cung cấp thông tin, danh sách liệt sĩ chiến trường Đông Nam Bộ" - anh Cường nói.
Đưa bàn tay mất 3 ngón lên, anh Cường tâm nguyện: "Suốt đời này là thương binh thì từ giờ tới cuối đời tôi sẽ gắn với công việc này".
Anh y tá Cường ngày xưa trở lại chiến trường xưa thắp nén nhang cho người đồng đội đã hy sinh ở mặt trận Bàu Bàng (Sông Bé)
Tấm bản đồ tác chiến - một “báu vật” định hướng tìm tọa độ của anh Cường
Bàn tay mất ngón của thương binh Cường luôn đau đáu với những dấu chấm đỏ tọa độ
Anh y tá Phạm Đức Cường luôn trân trọng, gìn giữ trong tim hình ảnh người chỉ huy tiểu đoàn trưởng hy sinh tháng 8-1972 tại mặt trận ngã ba Lộ Đá Xanh, quốc lộ 13, Bàu Bàng
Anh Cường và đồng đội cùng cơ quan chức năng địa phương khai quật hài cốt liệt sĩ ở Sư đoàn 7 chiến trường Đông Nam Bộ
Hài cốt liệt sĩ được thương binh Cường và đồng đội tìm thấy (tư liệu)
Một người con xúc động nhận hài cốt liệt sĩ Toàn Trung đoàn 174, Sư đoàn 5 hy sinh tại chiến trường Tây Ninh năm 1968
TTO - ‘Bản hùng ca bất diệt’ không chỉ là chương trình nghệ thuật mà còn là biểu hiện của văn hóa tri ân, là khúc tráng ca kính dâng các anh hùng liệt sĩ dịp kỷ niệm Ngày thương binh - liệt sĩ 27-7.
Xem thêm: mth.5061009042702202-iod-gnod-od-aot-mit-hnib-gnouht-iougn/nv.ertiout