vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc chiến chip: Trung Quốc chỉ dùng duy nhất 1 con át chủ bài nhưng đang khiến Mỹ dè chừng

2023-07-05 10:32
Cuộc chiến chip: Trung Quốc chỉ dùng duy nhất 1 con át chủ bài nhưng đang khiến Mỹ dè chừng - Ảnh 1.

Hôm đầu tuần, Bắc Kinh có một động thái đáp trả mạnh mẽ với Mỹ khi tung ra con át chủ bài của mình: Áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với 2 nguyên liệu thô chiến lược là gali và germani, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong ngành chip toàn cầu.

Động thái của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh Mỹ đang muốn áp đặt lệnh cấm với các loại chip AI mà các doanh nghiệp vẫn đang bán cho Trung Quốc. Với những gì đang xảy ra, cuộc chiến chip giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới có vẻ đang leo thang mạnh mẽ.

Chuyện gì đang xảy ra?

Tháng 10 năm ngoái, Chính quyền Tổng thống Biden đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu để ngăn doanh nghiệp Trung Quốc mua các loại chip tối tân cũng như thiết bị sản xuất ra các loại chip tối tân ấy.

Trong kỷ nguyên hiện nay, chip rất quan trọng đối với mọi thứ, từ điện thoại thông minh, ô tô tự lái tới máy tính hiện đại và các loại vũ khí. Giới chức Mỹ nói rằng các biện pháp nhằm vào khả năng tiếp cận chip của Trung Quốc là vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Và không chỉ dừng lại ở Mỹ. Washington còn gây sức ép với các đối tác Hà Lan và Nhật Bản, các nhà cung cấp chính cho thị trường chip, để buộc họ phải tham gia cùng với Mỹ. Và Washington đã nhận được cái gật đầu từ các đối tác.

Trung Quốc cuối cùng cũng đã trả đũa. Vào tháng 4, họ tiến hành một cuộc điều tra an ninh mạng đối với Micron trước khi cấm công ty bán hàng cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Hôm 3/7, Trung Quốc chính thức công bố hạn chế xuất khẩu gali và germanium.

Vì sao lệnh cấm này đáng chú ý?

Gali là một kim loại mềm, có màu bạc và rất dễ cắt bằng dao. Nó thường được sử dụng để sản xuất các hợp chất đóng vai trò như vật liệu chính của chất bán dẫn và đi ốt phát quang.

Gecmani là một á kim cứng, màu trắng xám và giòn. Nó được sử dụng trong sản xuất sợi quan có thể truyền ánh sáng và dữ liệu điện tử.

Các biện pháp hạn chế này được so sánh với việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm – gồm một nhóm 17 nguyên tố mà nước này kiểm soát hơn một nửa nguồn cung toàn cầu – vào năm 2017.

Gali và gecmani không thuộc nhóm khoáng chất này. Giống như đất hiếm, việc khai thác chúng khá tốn kém. Chúng thường được coi là sản phẩm phụ của quá trình khai thác các kim loại phổ biến hơn, chủ yếu là nhôm, kẽm và đồng.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc là nhà sản xuất hàng đầu thế giới với gali và Germanium. Quốc gia này chiếm 98% sản lượng gali và 68% sản lượng germani toàn cầu.

“Quy mô của các hoạt động khai thác cùng như các khoản trợ cấp của Chính phủ khiến gali và germani thành phẩm của Trung Quốc có giá siêu cạnh tranh mà không ai làm được. Chính mức giá này cho phép Bắc Kinh duy trì vị thế thống trị với mặt hàng này”, các chuyên gia phân tích của Eurasia Group nhận định.

Vai trò của chúng trong cuộc chiến chip là gì?

Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về Gali và germani. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy nước này đã nhập tới hơn một nửa lương gali và germani từ Trung Quốc trong năm 2021.

Chuyên gia của Eurasia Group tin rằng động thái của Trung Quốc giống như một “phát súng cảnh báo” với mục đích nhắc nhở các quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan về các lựa chọn trả đũa của Bắc Kinh trong trường hợp họ bị áp đặt các biện pháp hạn chế ngặt nghèo hơn nữa.

Ngoài ra, đây cũng có thể trở thành một con bài thương lượng tốt của các nhà chức trách Trung Quốc với giới chức Mỹ trong các cuộc đàm phán nhằm xuống thang căng thẳng.

Dẫu vậy, động thái này không được coi là đòn chí tử với Mỹ và các đồng minh. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu ngành này nhưng vẫn có những nhà sản xuất thay thế cũng như các sản phẩm thay thế cho cả 2 loại khoáng chất này. Mỹ hiện đang nhập khẩu 1/5 lượng gali từ Vương quốc Anh và Đức, 30% lượng germanium từ Bỉ và Đức.

Tuy nhiên, nếu động thái này không đạt hiệu quả như mong muốn, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp hạn chế với đất hiếm. Đây là loại khoáng sản không khó để tìm nhưng lại phức tạp trong xử lý. Chúng là thành phần rất quan trọng trong việc chế tạo chip và Trung Quốc vẫn đang nắm giữ vị thế tốt trong lĩnh vực này.

Dẫu vậy, các chuyên gia của Eurasia Group cảnh báo việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sẽ trở thành con dao 2 lưỡi. Trong quá khứ, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế với đất hiếm. Nguồn cung ít khiến giá cả tăng và kéo theo nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành này. Nếu giá cao kéo dài, vị thế thống trị của Trung Quốc trong mảng này sẽ bị lung lay.

Câu chuyện năm 2010 có lẽ là ví dụ điển hình. Năm đó, Trung Quốc đã cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm khi xuất hiện căng thẳng với Mỹ. Điều này dẫn đến sự gia tăng hoạt động sản xuất đất hiếm ngoài Trung Quốc. Từ chiếm 97% thị phần năm 2010, Trung Quốc hiện chỉ còn nắm giữ khoảng 60% thị phần đất hiếm toàn cầu trong năm 2019.

Tham khảo: Bloomberg

Xem thêm: nhc.691344490507032881-gnuhc-ed-ym-neihk-gnad-gnuhn-iab-uhc-ta-noc-1-tahn-yud-gnud-ihc-couq-gnurt-pihc-neihc-couc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc chiến chip: Trung Quốc chỉ dùng duy nhất 1 con át chủ bài nhưng đang khiến Mỹ dè chừng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools