vĐồng tin tức tài chính 365

Biển Đông nhiều rủi ro vì các hoạt động vùng xám

2023-07-11 17:13
Đối thoại biển lần thứ 11 tại Hải Phòng ngày 11-7 - Ảnh: DUY LINH

Đối thoại biển lần thứ 11 tại Hải Phòng ngày 11-7 - Ảnh: DUY LINH

Chiều 11-7, sau 4 phiên thảo luận, Đối thoại biển thứ 11 do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung phối hợp tổ chức đã khép lại.

Gần 20 chuyên gia là học giả có tiếng về lĩnh vực biển cùng gần 100 đại biểu đã tham dự sự kiện tại Hải Phòng. Chủ đề đối thoại năm nay bàn về các hoạt động hỗn hợp đối với trật tự trên biển.

Thách thức từ thiết bị không người lái

Hoạt động hỗn hợp là một thuật ngữ xuất hiện vào đầu những năm 2.000, dùng để chỉ việc kết hợp các công cụ quy ước lẫn phi quy ước trên nhiều phương diện khác nhau để đat được lợi thế cạnh tranh. 

Ví dụ kết hợp quân sự với phi quân sự, kết hợp từ trên đất liền đến trên biển, trên không và dưới biển.

Trong giới học thuật, khái niệm hoạt động hỗn hợp còn đang gây tranh cãi, chưa có định nghĩa chính xác. Trong lúc các học giả vẫn còn đang tranh luận về định nghĩa, nhiều nước đã sử dụng các hoạt động hỗn hợp để thúc đẩy mục đích của mình.

Chiến thuật vùng xám, cùng các hoạt động khác phi quân sự đang ngày càng phổ biến. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ đã đẩy những hoạt động vùng xám này lên một tầm cao mới.

Đại biểu Trung Quốc Tian Shi Chen - Ảnh: DUY LINH

Đại biểu Trung Quốc Tian Shi Chen - Ảnh: DUY LINH

Giáo sư Robert Beckman (Đại học Quốc gia Singapore) dẫn ra các hệ thống như thiết bị không người lái dưới biển (UUV) là một ví dụ. 

Theo ông, trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) chưa có quy định cụ thể về UUV. Chẳng hạn ông nêu vấn đề về quyền tự do hàng hải có áp dụng với các UUV hay không, việc gì sẽ xảy ra nếu có hành động tấn công hay thu giữ các thiết bị này.

Sự thiếu vắng quy định pháp lý như trên đã tạo ra vùng xám cho hành vi khác. Giáo sư Beckman chỉ ra một số UUV được cho là của Trung Quốc hoặc Mỹ đã được tìm thấy trên Biển Đông.  

Các chiến dịch thông tin sai lệch, công nghệ trí tuệ nhân tạo và thông tin truyền thông cũng là những khía cạnh được sử dụng cho các hoạt động hỗn hợp dưới ngưỡng xung đột.

Đại biểu Trung Quốc nói gì?

Có mặt tại Đối thoại biển thứ 11, đại biểu Trung Quốc - ông Tian Shi Chen - gây chú ý với màn phản biện dài ngoằng ngay trong phiên đầu tiên của sự kiện. Ông Chen phản ứng sau bài phát biểu của cựu sĩ quan hải quân Sukjoon Yoon. 

Trong đó ông Yoon cho rằng Trung Quốc là nước có nhiều tiềm lực nhất và có khả năng khơi mào, thúc đẩy các hoạt động hỗn hợp trên Biển Đông. 

Một số chuyên gia khác cũng nhắm vào Bắc Kinh, chỉ ra các chiến thuật quân - dân sự kết hợp của Trung Quốc đang đặt ra các câu hỏi cho thế giới. Các chuyên gia cũng kêu gọi Trung Quốc minh bạch và chia sẻ thông tin có trách nhiệm hơn với các nước.

Đáp lại, cựu sĩ quan hải quân Trung Quốc cho rằng các nước đang đánh giá chưa đầy đủ về sự phát triển của Trung Quốc. Theo ông, các nước không phải đang tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc mà là muốn kiềm chế an ninh của Bắc Kinh.

Ông Chen đặt vấn đề ngược lại vì sao các nước ngoài Biển Đông lại xuất hiện ở khu vực, đồng thời cáo buộc những sự vụ gần đây do Mỹ và các nước ngoài khu vực gây ra.

Nói về sức mạnh của hải quân Trung Quốc, ông này cũng tự tin rằng Bắc Kinh có lực lượng hải quân mạnh nhưng sẽ không chủ động sử dụng vũ lực với các nước khác dù đủ sức làm như vậy.

Trong phiên cuối thảo luận về yếu tố công nghệ, khi đối diện với "các cáo buộc" về TikTok, Huawei và an ninh mạng, ông Chen cũng phản ứng với đại biểu Ấn Độ.

"Chúng ta là các học giả, chúng ta cần thúc đẩy hòa bình chứ đừng làm phức tạp vấn đề hơn. Ví dụ chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều vấn đề nhưng vẫn hợp tác vì lợi ích kinh tế, hòa bình, ổn định. Nếu mỗi nước cứ rơi vào bẫy an ninh như vậy thì rất nguy hiểm", cựu sĩ quan Trung Quốc nêu quan điểm.

Đáp lại, tiến sĩ Jun Osawa (Nhật Bản) và tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajapagopalan (Ấn Độ) cho rằng đây không phải là cáo buộc cá nhân của họ. Những thông tin nêu ra là có cơ sở, dựa trên các bằng chứng và thông tin thu thập công khai.

Giáo sư Hideshi Tokuchi - cựu thứ trưởng đầu tiên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản - thì mềm mỏng hơn khi cho rằng để tăng cường niềm tin của nước khác, đều cần thiết là phải minh bạch và chia sẻ thông tin.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên lề đối thoại, Phó đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley đánh giá Đối thoại biển lần thứ 11 có chủ đề "rất trúng" khi nói về các hoạt động hỗn hợp trên biển và tác động của chúng.

"Đối thoại này cho chúng ta cơ hội được học hỏi từ các chuyên gia đến từ nhiều nước khác nhau. Họ đến đây, mang theo nhiều quan điểm khác biệt nhau. Mặc dù vậy, những suy nghĩ và quan điểm của họ đã được chia sẻ theo cách thức phù hợp, có chừng mực trong khuôn khổ đối thoại", ông Winsley nêu đánh giá.

Phó đại sứ Anh cũng cho biết hỗ trợ tổ chức đối thoại biển chỉ là một phần các hoạt động trước mắt.

Về lâu dài, với tư cách là một quốc gia có truyền thống hàng hải, Anh có thể hỗ trợ nhiều cho Việt Nam. Chẳng hạn hợp tác với Ủy ban biên giới quốc gia hay Học viện Ngoại giao, cung cấp các khoản học bổng về luật pháp quốc tế,...

Chuyên gia quốc tế: Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ thành điểm nóngChuyên gia quốc tế: Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ thành điểm nóng

Chủ tịch Viện Nghiên cứu địa chính trị ứng dụng Pháp (EGA) Alexandre Negrus nhấn mạnh các tranh chấp, căng thẳng ở Biển Đông là một trong những vấn đề phức tạp, dễ bùng nổ thành một điểm nóng của thế giới hiện nay.

Xem thêm: mth.12213035111703202-max-gnuv-gnod-taoh-cac-iv-or-iur-ueihn-gnod-neib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Biển Đông nhiều rủi ro vì các hoạt động vùng xám”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools