vĐồng tin tức tài chính 365

Sự trung thực, bản quyền và sự tổn thương con trẻ

2023-07-14 09:56
Sự trung thực, bản quyền và sự tổn thương con trẻ - Ảnh 1.

Giáo dục sự trung thực đến học sinh hiệu quả hay hậu quả có thể bắt nguồn từ những việc trong nhà trường, từ những việc tưởng như nhỏ nhất, bình thường nhất.

Chuẩn bị chào mừng ngày 20-11 năm đó, nhà trường hằng năm thường phát động phong trào thi đua làm báo tường. Học sinh viết và nộp bài viết hay hình ảnh sưu tầm cho thầy cô chủ nhiệm tuyển chọn và đăng lên tờ báo tường của lớp. 

Có những học sinh viết tốt nộp nhiều bài, nhưng cũng có học sinh viết bài chưa đạt hoặc không viết được. Giáo viên chủ nhiệm "linh động" chia đều các bài viết ra, tức là có những bài của học sinh A nhưng được gắn tên học sinh B. Để làm gì? Để nhiều bạn được có tên dưới những bài viết được đăng trên trang báo tường. Bởi vì hội đồng chấm giải cũng xét tiêu chí phong phú bài vở, tác giả để chấm giải thưởng...

Tình huống rất không đáng có đã xảy đến khi một bài viết được giải, tác giả là học sinh B nhưng thật ra bài do bạn A viết. "Tác giả" có tên dưới bài báo được gọi tên, vinh dự nhận giải thưởng trong buổi lễ trang trọng ngày 20-11, nhận những tràng vỗ tay tán thưởng. Học sinh lên bục nhận giải với dáng vẻ ngập ngừng ái ngại.

Số tiền thưởng sau đó được trao cho học sinh thật sự là tác giả như một cách giải quyết vần đề. Ai biết được học sinh này cảm thấy tổn thương như thế nào khi công sức không được công nhận chính danh. Việc tưởng có thể giải quyết nội bộ ổn thỏa rồi hóa ra lại ồn ào khi phụ huynh của học sinh đến trường có ý kiến về việc này.

Đó là một câu chuyện tôi từng chứng kiến. Ngày đi học, tôi cũng có lần chứng kiến bài viết của mình được khen thưởng với tên của bạn. Ban đầu tôi ấm ức, thấy bất công quá! Nhưng rồi tôi nghĩ, bài viết được giải thưởng cao mà không được công nhận thì bạn tôi sẽ cảm thấy tổn thương và câu chuyện không trung thực này nếu lộ ra thì nhiều người xấu hổ.

Cũng không hiếm trường hợp giáo viên áp dụng cùng cách làm này trong phong trào thi đua ở trường như một cách hay. Việc làm thiếu trung thực nào cũng có thể có nguy cơ rắc rối và việc làm tưởng bình thường của giáo viên có thể gây ra tổn thương tâm lý học sinh.

Câu chuyện vay mượn bài viết, ý tưởng bài viết của học sinh khác để một học sinh đăng báo tường hay dự thi cuộc thi nào đó nhiều khi nhằm mục đích đạt thành tích chung cho lớp, cho trường. 

Nhưng cũng là việc chạy theo thành tích bằng cách thiếu trung thực. Học sinh thấy chuyện trước mắt hoặc sẽ học theo những cách này. Bây giờ chuyện mượn ý tưởng người này phát triển thành tác phẩm của người khác còn được dùng ở các kỳ thi cấp quốc gia, thậm chí quốc tế. Có những thầy cô kiên quyết phản đối khi bài dự thi của học sinh đã ra trường được mang ra sửa sang chút ít để mang tên một học sinh khác và đi thi.

Câu chuyện "đạo văn", thời sự hôm nay được lên tiếng từ một học sinh khi tác phẩm của mình bị "chôm". Có những thầy cô quyết nói không với gian dối bởi mọi giá trị, vinh dự đều phải được xây nên từ thực lực. Nhưng cũng có nhiều người vì áp lực thành tích mà chọn cách "chôm ý" người khác. Lắm khi việc họ làm không phải cho bản thân họ mà vì nhà trường mong có một thành tích nào đó có lợi cho việc quảng bá sau này.

Những câu chuyện về giáo dục bao giờ cũng là vấn đề được xã hội quan tâm. Ai cũng mong nhà trường chính là nơi giáo dục các em những phẩm chất tốt đẹp, trước nhất là phải biết trung thực, thật thà. Thời đại mới, bên cạnh sự trung thực, ý thức về bản quyền càng phải được các nhà trường chú trọng hơn nữa trong những hoạt động dạy và học của thầy và trò.

Giá trị mỗi bài viết, công trình của học sinh không chỉ ở các giải thưởng (có thể có). Xin đừng vì thành tích chung mà quên đi những nỗ lực tự thân của từng học trò, cũng đừng đặt học sinh vào thế nương tựa thành quả của người khác. Câu chuyện thời sự hôm nay như thêm một lời nhắc về bệnh thành tích ảo nơi này nơi khác cố đạt được. Và sự trung thực bị bỏ quên.

Khi đã quen nương dựa

Cháu tôi, ngày học lớp 5 đã kể chuyện về những dàn bài tập làm văn cô chuẩn bị sẵn cho cả lớp, chỉ cần nhớ để đi thi. Khi cháu học lớp lớn hơn, cũng có vài thầy cô đã thương học trò theo cách này. Con trẻ có điểm tốt nhưng thực lực đến đâu. Mai này khi không có văn mẫu, không ai hướng dẫn làm bài thì vào đời vững vàng không khi đã quen nương dựa?

Tôi lại nhớ về bao bài báo viết về chuyện những luận văn, luận án, kể cả bài báo quốc tế bị tố là sao chép của người khác. Có người học đến tiến sĩ vẫn vướng vào những sự gian dối này. Có vinh dự nào với việc lấy bài viết, thành quả của người làm của mình?

Trung thực trong giáo dục: Những điểm 10 dối tráTrung thực trong giáo dục: Những điểm 10 dối trá

TTO - Ông Giản Tư Trung - viện trưởng Viện Giáo dục IRED - kể: Một học sinh được giao vẽ bức tranh gia đình ngày Tết. Học sinh này cầu cứu cha mẹ. Cha mẹ bó tay, "may sao" trong xóm một sinh viên chuyên ngành thiết kế...

Xem thêm: mth.56333452231703202-ert-noc-gnouht-not-us-av-neyuq-nab-cuht-gnurt-us/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Sự trung thực, bản quyền và sự tổn thương con trẻ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools