vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất cho TP.HCM vay khoảng 20 tỉ đô làm các tuyến metro, nghiên cứu cơ chế

2023-07-18 11:09
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, báo cáo kế hoạch triển khai hoạt động hội đồng 6 tháng cuối năm 2023 - Ảnh: HỮU HẠNH

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, báo cáo kế hoạch triển khai hoạt động hội đồng 6 tháng cuối năm 2023 - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng 18-7, ngay sau khi công bố quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - phó chủ tịch thường trực hội đồng - đã báo cáo kế hoạch triển khai hoạt động hội đồng 6 tháng cuối năm 2023.

Theo ông Dũng, dù đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nhưng phát triển vùng Đông Nam Bộ đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, bộc lộ nhiều hạn chế.

Mạng lưới kết cấu hạ tầng nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ, chênh lệch về phát triển giữa các địa phương trong vùng.

Xây dựng không gian kinh tế thống nhất chưa hiệu quả, nguồn lực bị phân tán; lợi ích kinh tế của từng địa phương bó buộc theo địa giới hành chính; ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, úng ngập cục bộ tại TP.HCM và một số địa phương trong vùng chưa được giải quyết...

Từ đó, ông Dũng cũng gợi ý một số nhiệm vụ, giải pháp, đề nghị các thành viên hội đồng và đại biểu tập trung thảo luận. Đáng chú ý, ông Dũng nêu nhiệm vụ các giải pháp huy động vốn đầu tư bao gồm nghiên cứu hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Ưu tiên nguồn ngân sách trung ương từ nguồn dự phòng, tăng thu để đầu tư các dự án cấp bách liên vùng.

Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Đối với TP.HCM, ông Dũng gợi mở cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép thành phố vay một khoản đủ lớn khoảng 20 tỉ USD để hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch, nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông.

Mở rộng không gian thành phố bằng cách kéo dài đường sắt TP.HCM sang các địa phương lân cận trong vùng nhằm thay đổi cơ bản về hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho thành phố.

Đồng thời góp phần quan trọng để phát triển đô thị vệ tinh, tận dụng được không gian ngầm và phát triển được các mô hình TOD dọc các tuyến đường sắt đô thị.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp khác, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tập trung thảo luận và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng và với các địa phương lân cận, nhất là hạ tầng giao thông, xem đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.

Theo ông Dũng, vừa qua các địa phương vùng Đông Nam Bộ triển khai rất tốt việc điều phối để làm dự án vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Sắp tới sẽ làm các dự án vành đai 4 TP.HCM, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa với chủ trương phân cấp cho địa phương thực hiện và có sự điều phối chung.

Mặt khác, tập trung hoàn thành đưa vào khai thác đúng tiến độ sân bay Long Thành để phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan, hình thành một nền kinh tế xung quanh đô thị sân bay này.

"Trong tương lai, TP.HCM cũng cần phối hợp với các địa phương phát triển tuyến đường sắt đô thị kết nối với các địa phương trong vùng. Nhất là nghiên cứu phát triển đường sắt nhẹ kết nối sân bay Long Thành - Thủ Thiêm hay là Biên Hòa - Vũng Tàu", ông Dũng nêu.

Nghiên cứu giảm số lượng xe máy

Cùng với đó, hội đồng vùng sẽ nghiên cứu việc giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn cùng với việc đẩy mạnh hạ tầng giao thông và phương tiện công cộng. Thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, giảm số lượng xe máy để giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường.

Theo ông Dũng, hiện nay mật độ dân số ở TP.HCM 4.292 người/km² (trong khi Hà Nội chỉ là 2.398 người/km², vùng Đông Nam Bộ là 795 người/km², trung bình cả nước là 320 người/km²), dẫn tới chất lượng môi trường sống của dân cư đô thị thấp.

Do vậy, cần sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị, nhất là tại các đô thị đặc biệt.

Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại các đô thị lớn, nhất là khu vực trung tâm.

TP.HCM khát vốn hạ tầngTP.HCM khát vốn hạ tầng

Hiện ngân sách của TP.HCM chỉ có thể dành cho cơ sở hạ tầng nhiều nhất cũng chỉ được 30 - 40%, còn lại phải dành cho các khoản khác như an sinh xã hội, y tế giáo dục, môi trường.

Xem thêm: mth.35555359081703202-ehc-oc-uuc-neihgn-ortem-neyut-cac-mal-od-it-02-gnaohk-yav-mch-pt-ohc-taux-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Đề xuất cho TP.HCM vay khoảng 20 tỉ đô làm các tuyến metro, nghiên cứu cơ chế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools