vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Ukraine cứ phải kêu gào chuyển nhanh vũ khí?

2023-07-20 06:19
Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 trên thao trường Tây Ban Nha hồi tháng 3-2023 - Ảnh: AFP

Binh sĩ Ukraine tập luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 trên thao trường Tây Ban Nha hồi tháng 3-2023 - Ảnh: AFP

Những lời hứa màu hồng với Ukraine

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Boris Pistorius công bố gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine. Gói này trị giá 700 triệu euro (785 triệu USD), bao gồm 2 hệ thống phòng không Patriot, 25 xe tăng Leopard 1, 40 xe chiến đấu bộ binh Marder, 20.000 viên đạn pháo…

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Berlin đã cam kết cho Ukraine 7,5 tỉ euro viện trợ quân sự, biến nước Đức trở thành quốc gia viện trợ quân sự cho Ukraine nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Trong khi đó, theo website của Hạ viện Anh, với việc đã cam kết viện trợ tổng cộng 4,6 tỉ bảng (5,9 tỉ USD), London trở thành nước ủng hộ quân sự cho Kiev đứng thứ ba thế giới.

Tính đến nay, Anh đã công bố viện trợ Ukraine nhiều khí tài chủ lực như xe tăng Challenger 2, tên lửa tầm xa Storm Shadow

Bên cạnh Đức và Anh, tháng 3-2023, Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất giao cho Ukraine 1 triệu viên đạn pháo trong vòng 12 tháng tới.

Châu Âu gặp khó trong việc bảo vệ chính mình

Trái ngược những lời hứa màu hồng, theo ông Max Hastings - cựu Tổng biên tập báo Telegraph, việc mua bán vũ khí của các nước châu Âu cho Ukraine đang trong tình trạng báo động.

Báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đưa ra nhận định khá bi quan: "Kho vũ khí của quân đội các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, cũng như của các nước thành viên EU đã bị rút sạch. Chúng chất đầy khí tài không sử dụng được và thiếu đạn dược trầm trọng".

Một trong những nguyên nhân chính của hiện trạng này là sự thiếu đầu tư cho quốc phòng kéo dài hàng chục năm. Theo Hãng tin Bloomberg, kể từ sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, các nước châu Âu đã cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng.

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu (sau điều chỉnh lạm phát) đã giảm từ 343 tỉ USD vào năm 1988 giảm xuống chỉ còn 275 tỉ USD vào năm 2013.

Việc châu Âu "tự tin" giảm chi quốc phòng phần lớn do sự ỷ lại vào NATO và chiếc ô bảo vệ của Mỹ, cùng với việc không còn thế lực quốc tế nào đủ mạnh để đe dọa sự tồn tại của họ. Năng lực quốc phòng của châu Âu do đó hiển nhiên bị suy yếu.

Trong đó, Đức là ví dụ tiêu biểu. Năm 2018, sự thiếu thiết bị, phương tiện và máy bay trong các đơn vị Đức phổ biến đến mức Ủy viên Quốc hội Đức về Lực lượng Vũ trang khi ấy là ông Hans-Peter Bartels đã phải tuyên bố quân đội nước này không đạt chuẩn để bảo vệ mình hay các đồng minh NATO.

Tháng 5-2022, chính phủ Đức công bố sẽ chi 100 tỉ euro (107 tỉ USD) để tái thiết quân đội. Tuy nhiên, gần một năm sau đó, tháng 3-2023, bà Eva Högl - người kế nhiệm của ông Bartels - cập nhật: "Tình hình mua bán quá chậm chạp. Các dự án đầu tiên đã bắt đầu, song binh lính của chúng ta vẫn chưa nhận đồng nào từ nguồn quỹ trên trong năm 2022".

Năng lực sản xuất hạn chế nghiêm trọng

Các công ty quốc phòng chuộng sản xuất vũ khí hiện đại, phức tạp hoặc vũ khí cá nhân hơn là pháo truyền thống - loại vũ khí được sử dụng nhiều bậc nhất trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Các công ty quốc phòng chuộng sản xuất vũ khí hiện đại, phức tạp hoặc vũ khí cá nhân hơn là pháo truyền thống - loại vũ khí được sử dụng nhiều bậc nhất trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Chính việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến khả năng sản xuất khí tài của các nước châu Âu chưa thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ukraine.

Theo báo Washington Postquân đội Ukraine hiện sử dụng 90.000 đến 140.000 viên đạn pháo mỗi tháng, nhiều hơn năng lực sản xuất 14.500 viên một tháng của cả Mỹ và EU.

Theo ông Hastings, dù EU và NATO đã tuyên bố sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, nền công nghiệp quốc phòng các nước vẫn cần 2 đến 3 năm để có thể chuyển giao các lô đạn hay vật liệu cơ bản đầu tiên.

Tháng 10-2022, nhà thầu quốc phòng lớn nhất châu Âu BAE Systems cũng cho biết họ cần ít nhất 30 tháng để tái khởi động dây chuyển sản xuất pháo tự hành M777. Hãng tin Bloomberg khẳng định số đạn pháo 155mm - cỡ đạn ưa dùng của quân đội Kiev - mà Anh đã hứa với Ukraine cũng sẽ tốn khoảng thời gian tương tự.

Thêm vào đó, việc thiếu hụt chất bán dẫn cùng các khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến thời gian chuyển giao một số loại phương tiện chiến đấu và xe bọc thép trì trệ lên đến 7 năm.

Sự việc còn trầm trọng hơn khi các công ty vũ khí lớn vẫn đang khá lưỡng lự trong việc mở rộng đầu tư vì lo sợ chiến sự tại Ukraine kết thúc đột ngột và chính phủ các nước từ chối mua lại số vũ khí họ sản xuất thừa.

Ông Hastings nhận định: "Việc chỉ trích các công ty châu Âu tính toán thiển cận trong khi chính phủ các nước không muốn tính đường xa là không công bằng".

Tâm điểm Ukraine tại thượng đỉnh NATOTâm điểm Ukraine tại thượng đỉnh NATO

Phản ứng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với xung đột Nga - Ukraine về vấn đề kết nạp Kiev dự kiến chi phối hội nghị thượng đỉnh lần này của liên minh quân sự.

Xem thêm: mth.49160003191703202-ihk-uv-hnahn-neyuhc-oag-uek-iahp-uc-eniarku-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Ukraine cứ phải kêu gào chuyển nhanh vũ khí?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools