vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ 4: "Bê bối Mediator" gây chấn động ngành Y tế Pháp

2023-07-20 11:07

Bị kết tội "ngộ sát" vì thuốc giảm cân

Khoảng 500 trường hợp được cho là đã tử vong do sử dụng Mediator, khi loại biệt dược này được tung ra trên thị trường hơn 30 năm với trên 5 triệu người sử dụng, trước khi bị thu hồi vào năm 2009 do tác dụng phụ. Mặc dù vậy, theo Agnes Fournier - nữ chuyên gia dịch tễ học thuộc Viện Nghiên cứu sức khỏe và y tế quốc gia Pháp (INSERM) công bố trong 1 một báo cáo năm 2012, ước tính loại thuốc này có thể liên quan tới 2.000 ca tử vong.

Ban đầu, Mediator (với hoạt chất chính là Benfluorex) được quảng cáo là loại tân dược dành cho người thừa cân mắc bệnh tiểu đường, nhưng sau đó lại được kê đơn cho những người khỏe mạnh muốn giảm cân để ức chế chứng thèm ăn. Mãi đến năm 1999, loại biệt dược trên mới bị thu hồi khi các trường hợp rối loạn van tim nghiêm trọng, tăng áp động mạch phổi đầu tiên liên quan được ghi nhận cùng một số tác dụng phụ khác liên quan.

Bà Irène Frachon - chuyên gia về bệnh phổi thuộc Bệnh viện Brest - được cho là người đầu tiên phát hiện tính chất nguy hiểm của thuốc Mediator vào năm 2007. Hai năm sau, nữ chuyên gia này trực tiếp đề nghị với Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp cấm lưu hành Mediator, nhưng bị từ chối. Vài tháng sau, vụ bê bối được công khai, Mediator mới bị rút khỏi thị trường Pháp và được đưa vào danh sách cấm lưu hành tại Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, khi có 6.500 nguyên đơn, trong đó gồm cả Quỹ bảo hiểm y tế của Pháp, kiện yêu cầu Công ty dược phẩm Servier phải bồi thường thiệt hại 1 tỷ euro.

Cựu Phó giám đốc Jean - Philippe Seta lãnh án 4 năm tù giam trong phiên xử ngày 29/3/2021 Ảnh: AFP

Đến tháng 11/2020, Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp mới ra văn bản thông báo về tác dụng không mong muốn của Mediator và khuyến nghị những trường hợp đã sử dụng thuốc này trong thời gian ít nhất 3 tháng phải đến gặp bác sĩ điều trị để được kiểm tra sàng lọc hội chứng tổn thương van tim, tăng áp động mạch phổi cùng các tác dụng phụ khác.

Cáo trạng dài gần 700 trang

Được biết đến như công ty sản xuất dược phẩm tư nhân lớn nhất của Pháp, Servier khẳng định họ không lừa dối về tác dụng của việc điều trị đồng thời hy vọng tiến trình xét xử và các phán quyết cuối cùng của Tòa án tối cao Pháp sẽ chứng minh công ty không hành động chống lại lợi ích của người bệnh. Nhưng trước áp lực dư luận, phía Servier cho biết đã đạt được thỏa thuận bồi thường gần 200 triệu euro với hàng ngàn nạn nhân, dù họ tự bào chữa rằng "không biết Mediator bị tác dụng phụ nghiêm trọng như vậy". Dự kiến phiên tòa kéo dài 6 tháng và kết thúc vào mùa xuân năm 2020, nhưng do đại dịch Covid-19 nên tạm ngưng hơn 2 tháng.

Với 21 bị cáo và hơn 2.600 nguyên đơn được xem là một trong những vụ kiện kéo dài nhất tại Paris suốt nhiều thập niên qua. Trong bản cáo trạng dài gần 700 trang, các thẩm phán nhấn mạnh Công ty dược phẩm Servier cố tình che giấu các tác dụng phụ của thuốc từ những năm 1970 và gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe đối với các nạn nhân. Trong khi đó, luật sư của công ty này cho rằng họ hoàn toàn không biết đến những rủi ro của người sử dụng cho đến thời điểm thuốc bị thu hồi.

"Bê bối Mediator" đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông của Pháp, làm dấy lên lo ngại về sức mạnh "vận động hành lang" của các công ty dược phẩm tư nhân ở nước này. Vụ việc cũng khiến người đứng đầu Cơ quan an toàn thực phẩm và sức khỏe Pháp Jean Marimbert phải từ chức.

Sau 18 tháng xét xử, hôm 29/3/2021 Tòa án hình sự Paris đưa ra phán quyết cuối cùng: Công ty dược phẩm Servier bị phạt 2,7 triệu euro về hành vi gian dối, ngộ sát và vô ý gây thương tích, trong khi cựu Phó giám đốc Jean-Philippe Seta lãnh 4 năm tù giam. Ngoài ra, 11 đối tượng liên quan cũng bị đưa ra xét xử, trong đó có nhiều chuyên gia tư vấn thuốc và cựu Thượng nghị sĩ Marie-Therese Hermange, người từng công khai ủng hộ Servier. Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp liên đới trách nhiệm do không kịp thời đình chỉ sử dụng loại thuốc trên, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bị phạt 303.000 euro.

Kỳ 3: Giảm cân cấp tốc kiểu cực đoan
(CATP) Theo báo cáo của cơ quan chức năng Trung Quốc (TQ) về tình trạng dinh dưỡng và bệnh mạn tính năm 2020, hơn 1/3 số người trưởng thành ở nước này bị thừa cân hoặc béo phì. Từ đó, hàng loạt trại huấn luyện giảm cân "mọc lên" khắp nơi, dù chuyên trang ghi nhận khiếu nại của người tiêu dùng xuất hiện hàng loạt ý kiến phản ánh "quảng cáo sai sự thật, giảm cân không hiệu quả”. Cuộc chiến lâu dài này vì thế vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro!
 
NGUYỄN XUÂN (theo AFP, Guardian)

Xem thêm: lmth.250051_pahp-et-y-hnagn-gnod-nahc-yag-rotaidem-iob-eb-4-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ 4: "Bê bối Mediator" gây chấn động ngành Y tế Pháp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools