Thi CFA khó thế nào?
Để có thể đạt được chứng chỉ CFA, ứng viên cần phái đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
Đối với CFA Level 1: Ứng viên phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp; có bằng cử nhân hoặc đang học năm cuối chương trình cứ nhân; hay có thể vừa làm việc chuyên nghiệp, vừa hoàn thành chương trình giáo dục trong 4 năm.
Đối với CFA Level 2: Ứng viên phải hoàn thành chương trình đại học trước khi đăng ký thi. Ngoài ra, ứng viên phải có hộ chiếu quốc tế, hoàn thành bài kiểm tra bằng tiếng Anh. Đáp ứng tiêu chí tuyển sinh chuyên nghiệp và sống tại một quốc gia tham gia tổ chức thi.
Chính vì những yêu cầu trên mà chứng chỉ CFA được xem là một trong những bằng cấp quan trọng trong mảng tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư.
Nội dung mỗi kỳ thi CFA rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực như đầu tư, tài chính doanh nghiệp, quản lý rủi ro, quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài sản, định giá tài sản, và cả đạo đức nghề nghiệp.
Lợi thế khi đạt chứng chỉ CFA
Đối với sinh viên khối kinh tế, chứng chỉ CFA như một tấm vé "vàng" cho con đường sự nghiệp. Theo báo cáo của Viện CFA năm 2021, tỉ lệ việc làm cho sinh viên có chứng chỉ CFA là 89%. Tại Mỹ, mức lương trung bình của các chuyên gia tài chính có chứng chỉ CFA vào năm 2021 là khoảng 100.000 USD mỗi năm.
Bên cạnh việc có chuyên môn sâu về tài chính, nếu có chứng chỉ CFA, bạn có thể kết nối với các chuyên gia tài chính, các nhà đầu tư, quản lý quỹ và những người có cùng chứng chỉ CFA trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, để có được nó là điều không hề dễ. Sức nặng giá trị của chứng chỉ này đã được khẳng định dựa trên tỉ lệ chỉ có 43% học viên vượt qua cấp độ 1, 46% vượt qua cấp độ 2, và 54% vượt qua cấp độ III ß không thấy đưa yêu cầu trên toàn thế giới.
Học phí và lệ phí ôn thi chứng chỉ CFA cũng khá lớn. Riêng học phí ôn thi đủ 3 level sẽ rơi vào khoảng 8.000 USD (gần 200 triệu đồng). Toàn bộ tài liệu học đều bằng tiếng Anh nên các học viên phải có vốn ngoại ngữ vững mới tiếp thu được.
Vậy làm thế nào để học CFA đạt được hiệu quả cao?
Câu trả lời đó là: "lựa chọn cơ sở đào tạo chất lượng".
Khi theo học một cơ sở đào tạo bài bản và chất lượng, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích chứ không phải chỉ có kiến thức. Bạn còn được trao đổi về kinh nghiệm thi từ cựu thí sinh CFA.
Và hơn hết là các cơ hội nghề nghiệp, những mối quan hệ bạn có được ngay từ khi chưa sở hữu chứng chỉ này. Đó là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp tương lai của chuyên viên tài chính, bởi các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp luôn được liên kết với nhiều tổ chức như công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng….
Giành đồng thời hai chứng chỉ CFA và FRM trong vòng hai năm, Vương Chi Tâm - cựu sinh viên chất lượng cao Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng - chia sẻ:
"Nhìn lại các học phần, mình nghĩ là nội dung các môn học có thể giúp mình khoảng 40-50% nội dung CFA. Học xong Phân tích tài chính DN 1 và 2 thì coi như đã học xong 70% môn FRA tại CFA level 1 (một trong những môn dài và khó của CFA Level 1) rồi.
Về nội dung của môn Tài chính doanh nghiệp [trong CFA] thì khá là đủ, Định giá doanh nghiệp trong CFA level 1 cũng khá đơn giản, và có thể có nhờ học môn Thị trường chứng khoán (mục liên quan đến trái phiếu, thu nhập cố định, cổ phiếu) hoặc định giá doanh nghiệp.
Những môn quan trọng giúp ích cho thi CFA gồm Thị trường chứng khoán, Phân tích TCDN, kinh tế học, Tài chính doanh nghiệp và rất nhiều môn học khác cũng có những nội dung liên quan đến các môn thi của CFA. Mỗi môn học sẽ hỗ trợ những điểm nhất định cho thi CFA, ví dụ chuyển đổi tỷ giá giữa công ty mẹ với công ty con, kế toán khi sáp nhập công ty vào công ty khác…
Tiếp theo là phải giỏi tiếng Anh. Phải tự học thôi, nhất là kỹ năng đọc. Các kỹ năng khác có thể không xuất sắc nhưng phải đọc và hiểu được văn bản tiếng Anh người ta viết gì.
Các bạn nên chủ động cân nhắc năm 3 có thể bắt đầu đi thi, muộn hơn là năm 4. Các bạn cần xem những môn học ở trường đã học những môn gì, và nội dung môn nào sẽ hỗ trợ các môn thi của CFA. Năm thứ 3, khi vừa học xong các môn cơ sở ngành, có thể cân nhắc thi luôn.
Thêm nữa là các bạn cũng cần năng nổ tham gia các cuộc thi ở trường như CFA Research Challenge, Bản lĩnh nhà đầu tư… để tăng cơ hội giao lưu, gặp gỡ những người thành công trong ngành nghề của mình, để biết bản thân đang ở đâu và định hướng tương lai như thế nào, hoặc chỉ đơn giản là có cơ hội thực tập nghề nghiệp".