Có nhiều cái tên để gọi con phố này, phố đại gia, phố đồ cổ, hay chỉ đơn giản là "chợ Kiều". Thuở trước, đây chỉ là một con hẻm nhỏ. Đến những năm 1920 của thế kỷ trước, người Pháp mở rộng và đặt tên cho con đường này là Reims, sau đó đường được đổi tên thành Lê Công Kiều.
Tuy nhiên, theo những người sống trên con phố này gần hết cả cuộc đời như ông Đính, việc buôn bán đồ cổ mới chỉ thực sự nở rộ vào những năm 90 của thế kỷ trước.
"Khi kinh tế ổn định, họ mua rất nhiều. Bây giờ cuộc sống khó khăn, ảnh hưởng đến doanh số. Trước đây, doanh thu của tôi bình quân một tháng là 100 triệu, lời ít nhất hơn 50 triệu. Bây giờ tôi bán được khoảng 20 - 30 triệu, giá cũng tụt xuống", ông Hà Văn Đính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
Dọc con phố, không cửa hàng nào giống cửa hàng nào. Ông Đính chuyên về gốm sứ Trung Hoa, còn hàng xóm lại chuyên đồ từ thời Lý, có cửa hàng lại chuyên đồ đồng, hoặc tranh vẽ…
Theo những người sống trên con phố này gần hết cả cuộc đời như ông Đính, việc buôn bán đồ cổ mới chỉ thực sự nở rộ vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Là con phố buôn bán, nhưng bạn sẽ không bắt gặp tiếng mời chào, khách cứ thoải mái xem, lựa, ưng thì mua.
Màu thời gian đậm dấu ấn trên cổ vật. Còn bụi thời gian cũng ngày càng dày thêm. Bởi buôn bán khó khăn, nhiều món đồ nằm im trong tủ không xê dịch. Những món đồ càng đắt tiền, càng khó bán trong thời điểm hiện nay. Khách du lịch cũng không còn mấy.
Ông Đính dùng mấy mảnh gốm vỡ từ thời Khang Hy, chế tác lại thành mấy món đồ nho nhỏ, lại dễ bán hơn, giá chỉ vài ba trăm nghìn.
Bởi vậy, không cứ phải có một món tiền cực lớn, bạn mới có thể sở hữu món đồ cổ, đôi khi có thể cảm nhận một chút "phố xưa, đồ cổ" giữa chốn phố thị nhộn nhịp xuôi dòng.
VTV.vn - Giữa lòng thành phố ồn ã có một khu chợ dân dã kiểu miền Tây, một đoạn đường chỉ khoảng chưa đầy 1 km, hàng chục chiếc ghe họp thành "chợ nổi".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.56481200192703202-tav-oc-noub-nab-ion-ueik-ohc/et-hnik/nv.vtv