Lộ trình thực hiện sáp nhập cụ thể
Về lộ trình thực hiện, nghị quyết nêu rõ năm 2023 rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật liên quan sáp nhập huyện, xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời khắc phục tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi thực hiện giai đoạn 2019 - 2021, tạo thuận lợi thực hiện giai đoạn 2023 - 2025.
Các địa phương tiến hành xây dựng phương án tổng thể, đề án sáp nhập huyện, xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định. Huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định. Xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.
Khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sáp nhập đơn vị phù hợp với thực tiễn (kể cả đã đảm bảo tiêu chuẩn) để giảm số lượng, tăng quy mô của từng đơn vị.
Giải quyết các vấn đề còn bất hợp lý về phân định địa giới, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước, hoạt động các cơ quan, doanh nghiệp, đời sống nhân dân...
Năm 2024, hoàn thành sáp nhập huyện, xã nêu trên, tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức... tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Tập trung giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở huyện, xã đã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2019 - 2021.
Giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại huyện, xã hình thành sau sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Năm 2025, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (trong đó có những đơn vị hình thành sau sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025).
Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ huyện, xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 ở các huyện, xã hình thành sau sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các huyện, xã hình thành sau sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025.
Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp với từng huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025...
Chậm nhất đến hết năm 2024 hoàn thành sắp xếp đội ngũ cán bộ, giải quyết dôi dư
Kế hoạch nêu rõ chậm nhất đến hết năm 2024, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết dôi dư tại huyện, xã thực hiện sáp nhập giai đoạn 2019 - 2021...
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Cũng theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2024 các đơn vị đô thị hình thành sau sáp nhập giai đoạn 2019 - 2021 được phân loại, đánh giá đạt tiêu chí loại đô thị tương ứng theo quy định.
Nhiệm vụ, giải pháp khác của kế hoạch là xây dựng, trình hồ sơ đề án sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025...
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, trong giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp với khoảng 33 huyện và khoảng 1.327 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp.
Theo đó, riêng giai đoạn 2023-2025, dự kiến cả nước có khoảng 33 đơn vị hành chính cấp huyện và khoảng 1.327 cấp xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập.