vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm tin chiều 7/7: Trung Quốc không còn thuận lợi để triển khai các dự án đại thủy điện

2020-07-25 01:30

Mục Điểm tin kinh tế ngày 7/7 của Đại Kỷ Nguyên có những thông tin: Trung Quốc không còn thuận lợi để triển khai các dự án đại thủy điện; Huawei đối mặt với việc bị cấm tại nhiều nước…

Trung Quốc không còn thuận lợi để triển khai các dự án đại thủy điện

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa tin, các điểm dễ dàng đặt các tuốc-bin khổng lồ trên các sông Trung Quốc đã cạn kiệt, trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện gió, điện mặt trời có chi phí sản xuất ngày cảng rẻ. Do vậy, các nhà phát triển đập thủy điện của Trung Quốc thấy không đáng để xây dựng các siêu thủy điện mới ở các vị trí khó khăn. Tương lai của thủy điện ở Trung Quốc sẽ là các dự án có quy mô ngày càng nhỏ và thủy điện tích năng

Trung Quốc đã bắt đầu kỷ nguyên xây dựng đập thủy điện từ thập niên 1950 và dần lên đỉnh cao trong hai thập kỷ qua. Hiện tại Trung Quốc đã gần như hoàn thất xây dựng 5 trong số 10 nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 10 năm.

Tuy nhiên với trình độ xây dựng và kỹ thuật non kém thời kỳ trước đó, Trung Quốc đã hứng chịu các thảm họa như vụ vỡ đập chứa nước Bản Kiều và đập chứa nước Thạch Mạn Than ở tỉnh Hà Nam trong một siêu bão năm 1975 khiến 240.000 người thiệt mạng.

Khi Trung Quốc vươn mình lên trường quốc tế năm 1990, ngành công nghiệp thủy điện cũng trỗi dậy theo với dự án chắn dòng Trường Giang để xây dựng thủy điện Tam Hiệp. Dự án gây ra cuộc tranh cãi lớn bất thường ở Trung Quốc. 

Hiện tại, việc tìm kiến và lựa chọn các đại thủy điện mới khó khăn hơn vì các đập thủy điện lớn cần dòng chảy lớn có độ dốc cao nhưng nước này đã tận dụng gần hết các điểm thuận lợi để xây đại thủy điện. Trung Quốc cũng đang hướng ra ngoài với các dự án thủy điện toàn cầu và đầu tư lớn tại các nước Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

Huawei đối mặt với việc bị cấm tại nhiều nước

Theo báo Dân trí đưa tin, Anh đã bắt đầu loại bỏ thiết bị Huawei khỏi hệ thống mạng 5G dù trước đó chính phủ Anh đã cho phép Huawei được tham gia triển khai tại nước này. Thậm chí Huawei có thể đối mặt với lệnh cấm hoàn toàn không được tham gia triển khai 5G tại Anh. Quyết định này đưa ra sau những cảnh báo về trừng phạt cứng rắn của Mỹ đối với các quốc gia sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei. 

Ngoài ra, nhiều chính trị gia Anh cũng lo ngại khi sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei. Theo cảnh báo của cựu lãnh đạo Cục tình báo bảo mật của Anh, cơ quan tình báo Anh không đảm bảo rằng công nghệ của Huawei có thể sử dụng an toàn mà không chịu sự chi phối của chính quyền Bắc Kinh. 

Chính phủ Anh sẽ sớm đưa ra thông báo chính thức về vấn đề này trong tháng

Trong khi đó, dù chưa có lệnh cấm chính thức, Chính phủ Pháp cũng đang kêu gọi các nhà mạng trong nước không sử dụng thiết bị của Huawei, ngăn chặn Huawei triển khai các hệ thống mạng cốt lõi, nhiều rủi ro và có khả năng giám sát các thông tin nhạy cảm của người dùng.

Trước đó, Chỉnh phủ nhiều quốc gia khác như Úc, New Zealand, Canada… đã ban hành lệnh cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong việc triển khai mạng 5G.

Việt Nam thử nghiệm thương mại thiết bị 5G vào tháng 10

Theo báo Thanh Niên đưa tin, sáng nay 6/7/2020, Bộ Thông tin – Truyền thông (TT – TT) đã thành lập tổ công tác thúc đẩy phát triển 5G tại Việt Nam nhằm định hướng, hỗ trợ các tổ chức, tập đoàn công nghệ đẩy nhanh việc nghiên cứu, triển khai sớm công nghệ 5G tại Việt Nam. 

Đồng thời, Bộ TT – TT triển khai lắp đặt thử nghiệm mạng 5G do Viettel và Vinsmart sản xuất tại trụ sở. Trong sáng 6/7 điện thoại sử dụng 5G đầu tiên do Vinsmart sản xuất đã ra mắt, tạo tiền đề cho việc thử nghiệm thương mại trên thiết bị 5G của Việt Nam vào tháng 10 tới.

Trong năm 2020, Bộ TT – TT sẽ cho phép các doanh nghiệp viễn thông triển khai cung cấp dịch vụ 5G tại các khu công nghệ thông tin tập trung, các khu công nghiệp, nghiên cứu, các trường đại học và tại các khu trung tâm các tỉnh, thành phố.

Nương theo giá trong nước, thịt heo nhập khẩu giá vẫn cao

Theo báo Người lao động, nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu đã tăng đến 300% so với cùng kỳ năm 2019, dù nhập giá khá rẻ, tuy nhiên người tiêu dùng mua lẻ vẫn chịu giá cao, do vậy, không có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm giá heo trong nước.

Chênh lệch giữa giá thịt đông lạnh nhập khẩu và thịt tươi sống ở các chợ bán lẻ không đáng kể. Cụ thể, tại hệ thống siêu thị Big C, cốt lết nhập khẩu giá 108.000 đồng/kg, ba rọi 159.500 đồng/kg, còn tại một chuỗi kinh doanh thịt heo nhập khẩu, giá thịt heo đông lạnh tương đương với giá thịt tươi sống bán ở chợ: ba rọi 200.000 đồng/kg, cốt lết 150.000 đồng/kg, sườn non 214.000 đồng/kg.

Theo ông Văn Đức Mười, chuyên gia chăn nuôi cho rằng nhà nước cần kiểm soát giá bán thịt heo nhập khẩu để khuyến khích tiêu dùng bằng giá rẻ hợp lý, giúp người tiêu dùng chuyển đổi thói quen thay thế thịt nội, góp phần cân đối cung – cầu.

Về phía doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng họ chỉ bán sỹ, các đơn vị bán lẻ tùy theo chiến lược kinh doanh mà định giá bán lẻ, doanh nghiệp không kiểm soát được. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn vì thời gian kéo dài từ khi đặt hàng đến khi thịt nhập về Việt Nam khiến giá thị trường tăng lên. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị nhà nước cần có chính sách bình ổn giá kèm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập hàng và bán ra với giá được ấn định đến người tiêu dùng.

The post Điểm tin chiều 7/7: Trung Quốc không còn thuận lợi để triển khai các dự án đại thủy điện appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.neid-yuht-iad-na-ud-cac-iahk-neirt-ed-iol-nauht-noc-gnohk-couq-gnurt-7-7-ueihc-nit-meid/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Điểm tin chiều 7/7: Trung Quốc không còn thuận lợi để triển khai các dự án đại thủy điện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools