vĐồng tin tức tài chính 365

Ứng phó với COVID-19, cần hỗ trợ để "doanh nghiệp li ti” lớn mạnh

2021-07-01 14:14

Trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ tăng 8,1%, nhưng quy mô vốn của doanh nghiệp tăng tới 34,3%.

Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp tăng vọt

Từ số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ cấu doanh nghiệp thay đổi, số doanh nghiệp nhỏ đang có dấu hiệu bị đào thải khỏi thị trường, thay bằng số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn hơn.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Tổng cục Thống kê), trong tháng 6.2021, cả nước có 11,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 164,3 nghìn tỉ đồng, giảm 2,5% về số doanh nghiệp, nhưng tăng 9,1% về vốn đăng ký so với tháng 5.2021, giảm về số lượng nhưng tăng về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2020.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6.2021 đạt 14,5 tỉ đồng, tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 67,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 942,6 nghìn tỉ đồng, tăng 8,1% về số doanh nghiệp, tăng 34,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt 14,1 tỉ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước...

Theo ông Bùi Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp gia nhập thị trường được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm từ trước đến nay, với 67.083 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới này vượt qua cột mốc 66.958 doanh nghiệp của giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019.

Điều đáng nói là, các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt bùng phát dịch lần này vẫn có sự gia tăng về số doanh nghiệp gia nhập thị trường so với cùng kỳ năm 2020. Điển hình như Bắc Giang (tăng 11,82%), TPHCM (tăng 5,34%), Bắc Ninh (tăng 1,06%)...

Dịch bệnh COVID-19 đang sàng lọc những "doanh nghiệp li ti"

Phân tích số liệu của Tổng cục Thống kê, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp non trẻ, doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ… không đủ sức chống chịu với những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng: Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp lớn và mạnh, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí nhiều doanh nghiệp “siêu nhỏ”.

Vì vậy, trong bối cảnh mới để thích nghi và vượt lên tác động của dịch bệnh COVID-19, định hướng chính sách không phải là tăng số lượng mà nâng cấp chất lượng, quy mô doanh nghiệp.

Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và đất đai để đẩy nhanh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác cùng phát triển.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Lao Động, ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nêu quan điểm: Số liệu của một tháng hay một quý chưa thể nói lên một xu thế. Nhiều khi chỉ có một dự án lớn là nó thay đổi tình hình, nên chưa thể khẳng định là quý nào cũng có doanh nghiệp lớn được thành lập.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – TS Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ, tạo điều kiện để các “doanh nghiệp li ti” nâng quy mô, tầm vóc trên thị trường, vượt qua những khó khăn trong tình hình mới. Do đó, cần nhanh chóng số hóa, cải cách thể chế để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển.

Xem thêm: odl.970629-hnam-nol-it-il-peihgn-hnaod-ed-ort-oh-nac-91-divoc-iov-ohp-gnu/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ứng phó với COVID-19, cần hỗ trợ để "doanh nghiệp li ti” lớn mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools