vĐồng tin tức tài chính 365

Tìm lại nguồn gốc lịch sử ý tưởng đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh

2021-07-02 09:55
Tìm lại nguồn gốc lịch sử ý tưởng đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Báo Cứu Quốc ra ngày 26-8-1946

Ngày 13-3-2021, một con đường trong Cụm y tế công nghệ cao Tân Kiên, Bình Chánh (TP.HCM) đã được đặt tên Trần Hữu Nghiệp nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Ai cũng đã biết bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, người được gọi là "kẻ sĩ Gia Định", một trong những người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ tại Pháp, nhưng lại không ngần ngại một phút nào khi đứng về phía Tổ quốc mình, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ngay từ 23-9-1945.

Nhưng điều ít ai biết là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp chính là người đầu tiên đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ những ngày tháng 8-1946.

Tháng 2-1946, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được lãnh đạo Khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre lựa chọn tham gia vào đoàn vượt biển ra Bắc báo cáo với Trung ương cùng bà Nguyễn Thị Định, giáo sư Ca Văn Thỉnh, ông Nguyễn Văn Khước.

Được giữ lại Hà Nội tiếp tục công tác, ông Nghiệp hăng say hòa mình vào cuộc sống mới rất khác với miền Nam. Và, một bài báo trên báo Cứu Quốc ra ngày 26-8-1946 tường thuật: "Nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, phòng Nam bộ trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.

Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua; những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.

Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ...".

Tìm lại nguồn gốc lịch sử ý tưởng đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Báo Tuổi Trẻ ngày 2-7-1976

Bản quyết nghị viết: "Xin Quốc hội và Chính phủ trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ". 57 người đã ký tên, đứng đầu là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.

Sau đó là những năm Sài Gòn ngập trong khói lửa chiến tranh với bao nhiêu biến động chính trị, xã hội. Vậy nhưng ý nguyện ấy vẫn chưa bao giờ phai mờ, chưa bao giờ bị lãng quên. Đến 2-7-1976, gần trọn 30 năm sau, khi đất nước đã hòa bình, Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất lần thứ hai đã ra quyết định chính thức để đô thành Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài xã luận trang 1 của báo Tuổi Trẻ ra ngày 2-7-1976 ghi tít lớn: "Chào ngày mới của Tổ quốc, chào hạnh phúc tương lai, tuổi trẻ vươn cánh bay cao".

Đến nay đã 45 năm, đã thêm hai thế hệ trẻ nữa được sinh ra, lớn lên trên thành phố này. Khát vọng của TP.HCM vẫn không khác khát vọng những bước chân lưu dân Việt đầu tiên cuối thế kỷ 16 xác lập Sài Gòn: bình an, thịnh vượng, hùng cường.

Ngày kỷ niệm 45 năm mang tên Hồ Chí Minh này, thành phố đang phải đương đầu với trăm ngàn khó khăn của một đại dịch. Nhưng mấy trăm năm lịch sử thành phố đã bao giờ dễ dàng, vậy nên người Sài Gòn - TP.HCM nào cũng biết khó khăn này rồi sẽ lại đi qua, và ngày mai lại là một ngày mới tươi đẹp trên thành phố.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức bình chọn và trao giải báo chí chủ đề "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM vì hạnh phúc của nhân dân".

Giải thưởng được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-7-1976 - 2-7-2021), đồng thời kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2021).

Các tác phẩm tham gia xét tặng thuộc các thể loại ghi chép, phản ánh, điều tra, phóng sự, ký báo chí, chân dung nhân vật, gương người tốt việc tốt, phỏng vấn, bình luận, phóng sự ảnh...

Thời gian nhận tác phẩm đề nghị xét tặng giải thưởng từ ngày 1-7 đến 30-9-2021. Hồ sơ gửi về Ban Tuyên giáo - đối ngoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP, số 55 Mạc Đĩnh Chi (phường Đa Kao, quận 1) và gửi kèm bản mềm về thư điện tử: giaibaochi.mttqtphcm@gmail.com.

TIẾN LONG

Dành 6 ngày kỷ niệm 44 năm Sài Gòn mang tên thành phố Hồ Chí MinhDành 6 ngày kỷ niệm 44 năm Sài Gòn mang tên thành phố Hồ Chí Minh

TTO - Từ ngày 27-6 đến 2-7, UBND TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm 44 năm ngày Sài Gòn - Gia Định được đổi tên thành phố Hồ Chí Minh (2-7-1976 - 2-7-2020).

Xem thêm: mth.80915041210701202-hnim-ihc-oh-ohp-hnaht-net-tad-gnout-y-us-hcil-cog-nougn-ial-mit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tìm lại nguồn gốc lịch sử ý tưởng đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools