vĐồng tin tức tài chính 365

Vành đai phòng chống dịch

2021-07-04 10:42

Các địa phương này gắn bó mật thiết với nhau, nếu môi hở thì răng lạnh. Vì thế, chống dịch không thể chỉ ở TP.HCM mà cần có vành đai phòng - chống dịch liên vùng.

Rất đông lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh đến từ TP.HCM hoặc ngược lại. Họ đi về, một nơi nào đó phải phong tỏa sẽ ảnh hưởng ngay đến nơi còn lại. 

Dịch vụ xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại... diễn ra chủ yếu ở TP.HCM, trong khi sản xuất hàng hóa tập trung ở các vùng xung quanh TP. 

Chưa kể các dịch vụ thiết yếu khác như bệnh viện tuyến cuối, trường đại học, cao đẳng chủ yếu ở TP.HCM - là phần không thể thiếu của người dân các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ. 

Nếu ổ dịch ở TP không được dập, khả năng lây lan đến các cụm ngành, tỉnh thành khác là rất lớn. Vì thế, nếu độ phủ vắc xin của TP.HCM tăng dần trong những tháng tới nhưng các tỉnh lân cận vẫn chưa được phủ vắc xin, bị dịch bệnh đe dọa, người ở TP.HCM cũng chưa an tâm, an lòng bởi chưa đạt tới ngưỡng miễn dịch an toàn.

Những nhận định trên cho thấy cần có chính sách quan trọng cho việc thiết lập một vành đai phòng - chống dịch an toàn cho toàn vùng.

Thứ nhất, tâm dịch đang tập trung ở TP.HCM, xu hướng lan ra Bình Dương, Đồng Nai. Để đạt miễn dịch cộng đồng phải có 70-75% dân số tiêm vắc xin, trong khi hiện độ bao phủ vắc xin ở TP.HCM chỉ khoảng 10%. 

Bên cạnh công tác phòng dịch quyết liệt như hiện nay, trong tháng 7 và tháng 8, TP.HCM cần ít nhất 3-4 triệu liều vắc xin mới có thể thêm "trụ đỡ" phòng dịch. Tương tự, các tỉnh lân cận cũng cần một lượng vắc xin lớn, "ngay và luôn" để có thể hình thành phòng tuyến chống dịch tương tự ở địa phương mình. 

Thiếu vành đai phòng dịch liên vùng, khó duy trì được sản xuất và như vậy không thể đảm bảo liên tục chuỗi cung ứng sản xuất của quốc gia - nơi làm ra hàng hóa xuất khẩu chủ yếu đi Mỹ, Nhật Bản và EU. 

Để có được vành đai an toàn cho các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nguồn chi viện vắc xin liên tục và không đứt quãng từ trung ương có tính quyết định.

Thứ hai, sự phân bổ vắc xin từ trung ương dù có nỗ lực và tốc hành cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Vì vậy, các địa phương đã chủ động tìm mua vắc xin cũng phải cụ thể hóa thời gian, tốt nhất là tháng 7 và tháng 8, để đưa được các lô vắc xin về bổ sung cho nguồn từ trung ương hỗ trợ.

Điểm chung của các quốc gia đang dẫn đầu về chiến dịch tiêm chủng như Isreal, Hoa Kỳ là đảm bảo nguồn cung vắc xin dồi dào và đúng thời điểm. Sợ thiếu, sợ trễ, chứ không sợ thừa.

Trong trường hợp chủ động được lượng vắc xin cần thiết, TP.HCM có thể phối hợp với các tỉnh xung quanh để tiêm chủng cho người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm cảng biển, logistics, cũng như các ngành dịch vụ phục vụ khác.

Giúp bạn chính là tự giúp mình: đảm bảo được vành đai sản xuất an toàn chính là đảm bảo sức khỏe và thịnh vượng cho đồng bào của TP, khu vực Nam Bộ và cả nước.

Người từ các tỉnh, thành có dịch đến Bình Thuận phải có kết quả âm tính với COVID-19Người từ các tỉnh, thành có dịch đến Bình Thuận phải có kết quả âm tính với COVID-19

TTO - Tối 3-7, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bình Thuận yêu cầu tất cả người dân từ các tỉnh, thành có dịch phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ mới được về địa phương.

Xem thêm: mth.95925157040701202-hcid-gnohc-gnohp-iad-hnav/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vành đai phòng chống dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools