Sau niềm hạnh phúc đón con chào đời, tôi biết cuộc đời mình đã bước sang một trang mới, một hành trình tuyệt vời từ những giây phút đầu tiên. Nhìn con khôn lớn, mỗi ngày được cắp sách đến trường là niềm hạnh phúc lớn lao nhưng cũng đầy trăn trở của đấng sinh thành.
Tại sao con thiếu tập trung học tập, dễ nản chí khi chạm những bài toán khó hay thiếu cảm xúc trong những bài văn? Trải nghiệm làm cha mẹ cho tôi bài học quý: Đó là vì con chưa được trang bị tốt về tâm lý, kỹ năng sống cần thiết. Hành trình lớn khôn của con không chỉ thông qua sách vở mà còn cần nhiều kỹ năng và giá trị khác. Thật may, tôi sớm có được lời giải – đó là thể thao.
Sự tự tin, bền bỉ, quyết tâm là những giá trị đáng quý mà thể thao đã tìm thấy trong con thông qua hành trình vượt qua rào cản và định kiến để trở thành nhà vô địch trong cuộc sống. Cảm ơn MILO đã đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong hành trình tìm thấy những giá trị đáng quý ấy, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Trong ký ức của mẹ, Nguyễn Lê Hà An là cô bé nhút nhát, ít nói và thậm chí là "sợ" tiếp xúc với người lạ. Mỗi khi đi đến các chỗ đông người hay khu vui chơi, Hà An thường chọn cho mình một góc riêng nào đó. Bao giọt nước mắt của mẹ đã rơi mỗi khi con thu mình góc nhỏ.
Đó cũng là lúc bản năng một người mẹ lên tiếng mách bảo phải tìm cho con một môn thể thao vừa rèn luyện sức khỏe, tinh thần phấn chấn và nhất là cho con một môi trường vui chơi tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ. Và mẹ chọn bơi lội bởi mẹ thấy nụ cười hiếm hoi đã nở trên môi Hà An mỗi khi được đùa mình trong làn nước xanh. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao đối với một người mẹ.
Ngã rẽ bất ngờ một năm sau đó đã đưa Hà An đến với bộ môn bơi nghệ thuật. Và chính bộ môn này đã giúp cô bé tìm thấy được sự tự tin đã lẩn khuất đâu đó trong những năm tháng tuổi thơ.
"Đọc thông điệp của MILO ‘Dù con thấy gì ở chính mình, thể thao luôn tìm thấy nhà vô địch trong con’, tôi ngẫm lại thấy rất đúng, ý nghĩa và cũng nhớ đến câu chuyện thể thao của con trai nhà mình.
Lúc đầu môn thể thao yêu thích của con là bóng đá. Mới vô cũng chơi hăng say lắm nhưng với cu cậu có tính là "cả thèm chóng chán" thì chẳng có gì tồn tại lâu được. Những món đồ chơi mới tinh hay những cuốn truyện hấp dẫn cũng phải xa tay anh chàng chỉ sau vài ba bữa. Tình cờ một hôm trong trường tổ chức học bóng rổ, sau vài lần chơi thử cu cậu lại thích thú ra mặt, từ đó con gắn kết với môn này luôn.
Đợt dịch vừa rồi không tham gia được lớp học cu cậu thấy buồn. Tôi động viên con hôm thì chơi cùng ba mẹ, hôm thì chơi cùng bạn trong xóm, rồi có hôm chỉ một mình mà bạn ý vẫn chăm chỉ tập luyện. Cả nhà ai cũng đều ngạc nhiên về tinh thần bền bỉ của con khi chơi môn thể thao này.
Cả nhà tôi thì vỡ ra, nhờ bóng rổ mới biết con có cũng có thể bền bỉ đến thế. Bóng rổ giúp cu cậu nhà mẹ vượt lên chính bản thân mình như thế. Nhờ có luyện tập bóng rổ thường xuyêǹ con đần đã vượt lên chính bản thân mình. Và từ thể thao mà con học được những bài học giá trị cho cuộc sống chính mình".
"Mới chập chững vào lớp 1 , Kaka của mẹ Duyên cũng nhút nhát lắm, thân hình thì mảnh khảnh, đứng với mấy bạn to con trong lớp Ka cũng không được tự tin lắm. Xót con, mẹ khuyến khích học thể thao để nâng cao sức khoẻ và lòng tự tin.
Thấy Ka thích môn võ thuật nên mẹ đưa đi học võ. Khoác lên mình bộ võ phục cùng thầy và các bạn đã dần giúp Ka trở nên tự tin, ra đòn dứt khoát. Ngày thi lên đai đầu tiên, Ka tâm sự với mẹ "Mẹ ơi, con nhất định sẽ thi tốt".
Mẹ ủng hộ tinh thần cho con. Hôm sau Ka thi đạt điểm tốt và con được tặng đai nữa. Giờ đây môn võ đã là môn thể thao mà con yêu thích. Và sau khi thi học kì 2 là con lại thi lên đai tiếp tục.
Con trai của mẹ nay đã lớp 2 và hoàn toàn tự tin, không còn rụt rè nhút nhát, và quan trọng là con luôn kiên trì luyện tập.
Từ ngày con theo môn võ rèn luyện thể thao mẹ thấy con luôn tự tin và tràn đầy năng lượng để học tập và vui chơi. Mẹ tin con sẽ tiếp tục chinh phục những đai tiếp theo tốt thôi con ạ. Cám ơn thể thao đã giúp con thay đổi như thế ."
Cũng như bao người Việt Nam, tình yêu bóng đá chảy tràn trong huyết quản và là một phần của cuộc sống ba cha con tôi. Từ nhỏ, đứa con trai lớn bắt đầu tập tành cùng trái bóng với các bạn các anh tại CLB Quận 6 TP. Hồ Chí Minh. Tiếp nối đam mê đó, anh hai con thứ tôi cũng tìm đến với quả bóng.
Là bậc cha mẹ, tôi cũng có nhiều nỗi niềm bởi thể trạng nhỏ bé của con khiến tôi rất sợ. Tôi lo bé Trí (đứa con thứ) có thân hình nhỏ bé mà lỡ va chạm mạnh thì dễ phải sớm chia tay với đam mê.
Nhưng năm tháng trôi đi, dường như niềm đam mê thể thao và những kỹ năng trong môn thể thao vua đã tôi luyện con trở nên lanh lẹ, hoạt bát và có đôi chút bền bĩ thể lực hơn các bạn cùng trang lứa. Cuối cùng sự đam mê, nỗ lực tập luyện và thi đấu đã đem lại những kết quả ngoài sự mong đợi của tôi và gia đình.
Bé Trí bắt đầu tham gia các giải bóng đá cấp quận và các CLB. Năm học 2018-2019, cháu dự giải bóng đá Festival học đường do Nestlé MILO phối hợp sở ban ngành thành phố tổ chức. Thật khó tin là sau nhiều trận đấu từ cấp quận đến Thành phố, bé Trí và đồng đội đã Cúp Nestlé MILO thành phố và là một trong những cầu thủ nhí được chọn tham dự giải bóng đá cúp Nestlé MILO tổ chức tại Barcelona. Và điều kỳ diệu hơn đã đến, bé Trí xuất sắc đoạt giải Cầu thủ ấn tượng.
Nguyễn Văn Thái, một cậu bé quê Bạc Liêu theo cha mẹ mưu sinh ở Sài Gòn, mới biết đá bóng 2 năm đã tự mình đạp xe lên Gia Lai ứng tuyển Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), 2 lần lỡ hẹn vẫn không thể bỏ bóng đá.
Bất chấp những lần ngắt quãng vì dịch Covid-19, ở sân Hoa Lư, đội trẻ TPHCM tập luyện ngày đêm. Như lọt thỏm giữa những cầu thủ tuổi 20 đang nô đùa với trái bóng là một cậu bé mặc trang phục khác biệt hoàn toàn so với những đồng đội còn lại.
Tại sao cả đội trẻ TP. HCM mặc đồng phục, riêng cậu bé này lại mặc trang phục của CLB Juventus, với chiếc áo số 7 của Cristiano Ronaldo. Tôi tự hỏi, cậu bé này là ai? HLV Nguyễn Hoàng Xuân Trúc đáp lời: "Nguyễn Văn Thái. Cậu bé 16 tuổi từng gây sốc khi đạp xe hơn 150 km lên HAGL ứng tuyển vài tháng trước".
Sinh năm 2004 ở Bạc Liêu trong một gia đình có 4 anh chị em mà theo như Thái chia sẻ, mỗi người đang ở một nơi. "Ở quê nghèo lắm, cả nhà để lại em út lúc đó đang học lớp 4, còn lại rời Bạc Liêu lên Sài Gòn kiếm sống. Cả nhà ở Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP. HCM), ba mẹ và em theo anh Hai đi bưng bê phụ ở quán nhậu tại Quận 8. Em gái giờ nghỉ học luôn đi học cắt tóc ở Quảng Ngãi, còn em đã nghỉ học từ năm lớp 6 để đi làm phụ gia đình. Sau này, ba mẹ tách ra đi làm chỗ khác, em cũng nghỉ việc dù mức lương được trả khá hậu hĩnh với 1 đứa trẻ là 3,7 triệu đồng/tháng", Văn Thái chia sẻ.
Cuộc sống bộn bề khó khăn là thế nhưng Nguyễn Văn Thái từng làm "tan chảy" trái tim người yêu bóng đá VN với hành trình đạp xe đạp từ Sài Gòn đi lên Gia Lai với hy vọng được học đá bóng.
Cách cậu bé này theo đuổi giấc mơ bóng đá chuyên nghiệp không giống bất cứ ai. "Em còn nhớ đó là ngày 27-3, tức chỉ còn vài ngày là cả nước giãn cách xã hội chống dịch Covid-19. Hơn 5 giờ sáng, em trốn cha mẹ lên đường bằng chiếc xe đạp thân thuộc. Trong ba lô chỉ có mấy cái áo, 1 quả bóng và 500 nghìn được dì ruột cho để mua giày mới. Nhưng em không muốn mua giày, em muốn lên HAGL tìm kiếm một cơ hội", Thái kể lại.
Hành trình bằng xe đạp của Nguyễn Văn Thái xa hơn 165 km, kéo dài hơn 16 giờ trước khi dừng nghỉ chân ở Bình Phước. Khi đó, cậu bé người Bạc Liêu bất ngờ gặp 2 bác tài đang chạy xe không có khách lên Pleiku. Khi biết Thái muốn đến trung tâm Thể thao Hàm Rồng để xin thử việc ở HAGL, người lái xe còn không lấy tiền vé. "Xe limousine mát lạnh, em cũng rất mệt nên lên xe ngủ ngay. 5 giờ sáng thì xe tới đại bản doanh HAGL. Em đã hoàn thành được một nửa giấc mơ, nhưng...", kể đến đây, cậu bé ngậm ngùi.
"Do dịch Covid-19, trung tâm Hàm Rồng đóng cửa với người lạ. Em lại không quen biết ai nên các chú bảo vệ từ chối, không cho vào cổng. Thật may là chờ một hồi lâu thì em thấy anh Hồng Duy đi bộ ra ngoài. Em xin gặp, kể lại mọi chuyện cho anh ấy. Anh Duy nói chờ anh một chút rồi gọi điện thoại cho thầy Cảnh hỏi về việc tuyển sinh nữa hay không? Tiếc là lúc đó, HAGL ngừng tuyển sinh rồi. Chia tay anh Duy, em lại nán lại thì gặp anh Phạm Thành Nam, trợ lí của HLV Guillaume Graechen, đi cùng một số cầu thủ U19 HAGL ra uống nước ở cổng. Anh Nam đã thỏa mong ước của em, đó là dắt vào xem một buổi tập của các anh HAGL như Tuấn Anh, Văn Toàn, Minh Vương, Văn Thanh. Đó là một kỉ niệm vui, dù dang dở", Thái chia sẻ.
Hơn 2 tháng sau, học viện NutiFood JMG tuyển sinh bổ sung, lần này Thái lên Pleiku bằng xe đò, nhưng sau khi vượt qua vòng 1, cậu bé bị từ chối vì …. quá tuổi. Cậu bé 16 tuổi nhớ lại: "Em đã kiếm một góc khuất ngồi khóc. Lúc sau quay lại ngồi xem thì gặp người quen là các anh U19 HAGL từng gặp lần trước. Lại được an ủi rồi chia tay, em quay về Sài Gòn, lần thứ hai lỡ hẹn với giấc mơ được theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp ở lò đào tạo nổi tiếng nhất cả nước".
Xác định bóng đá là lẽ sống, Thái quyết không bỏ cuộc. Về Sài Gòn, hành trang của Thái chính là những đoạn clip YouTube mà trợ lí HLV Phạm Thành Nam đăng tải, được nhiều người chú ý. Một HLV ở sân Hoa Lư đã gọi Thái đến tập bóng đá, và bây giờ cậu bé đang được HLV Hà Vương Ngầu Nại, Nguyễn Hoàng Xuân Trúc cho tập cùng các anh ở đội Trẻ TP. HCM.
"Sau 1 tháng, mỗi ngày đạp 40km đi về từ Vĩnh Lộc A lên Quận 1 để học bóng đá, em xin ba mẹ chuyển đến ở nhờ tại sân bóng đá Thăng Long tại quận Tân Bình. Mỗi ngày, em dậy lúc 5-6 giờ, quét dọn, phụ việc cho bác chủ sân rồi lên đường đến sân Hoa Lư, phụ các chú bảo vệ dọn dẹp rồi đến giờ thì đi tập cùng các anh U21. Bữa có cô làm ở sân Hoa Lư cũng có con trai đang thử việc ở CLB Đồng Nai, cô giới thiệu em lên đó thử việc. Các thầy thử xong nói em về chờ thầy gọi là lên Biên Hòa ăn tập luôn trên đó. Em hồi hộp lắm", Thái khoe.
"Chắc không có bóng đá, em sống không nổi. Bóng đá ăn vô máu em rồi", đó là một câu trả lời đầy bất ngờ của một cậu bé 16 tuổi mới chỉ có 2 năm chơi bóng nhưng đam mê đã khiến em một mình đạp xe đạp từ TP. HCM đi Gia Lai để xin thử sức. Nhưng bóng đá, không đơn giản chỉ có tình yêu, mà còn phải có năng khiếu cũng như sự quyết tâm nữa... Mà những điều này, Thái tin rằng em có thể thực hiện được và không bao giờ là quá muộn.
Khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tập, MILO nỗ lực giữ lửa năng lượng cho trẻ em Việt Nam với sự trở lại của "Trại Hè Năng Lượng – Năng Động Hơn Mỗi Ngày" phiên bản trực tuyến để khuyến khích mẹ và bé duy trì lối sống năng động, luyện tập thể thao và rèn luyện sức khoẻ.
Rất nhiều phần quà được MILO tặng cho những người tham gia. Đối với người tham gia hoàn tất cả 4 bước (Đăng ký – Khởi động – Luyện tập – Tốt nghiệp) thì ngoài việc nhận được bộ kit MILO năng động (bao gồm 1 lốc MILO, 1 túi rút MILO, 1 bình nước MILO, 1 túi du lịch MILO) thì còn nhận được 1 Thẻ Năng Lượng chứng nhận đã hoàn thành Trại Hè Năng Lượng.
Xem thêm: mth.15565750120701202-oaht-eht-ut-gnos-couc-irt-aig-yaht-mit-ad-noc-hnirt-hnah/nv.ertiout