vĐồng tin tức tài chính 365

Các nước Đông Nam Á áp dụng biện pháp phòng dịch như thế nào?

2021-07-06 14:13

Dịch COVID-19 tại Đông Nam Á vẫn đang diễn biến phức tạp, một phần do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Các nước đã áp dung các biện pháp phòng dịch ở những mức độ khác nhau với cùng mục tiêu sớm khống chế dịch.

Thái Lan: Thủ đô Bangkok và các địa phương khác vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại nhưng kiềm chế phong tỏa hoàn toàn. Ban chỉ huy chống dịch COVID-19 của chính phủ Thái Lan cảnh báo người dân “bằng mọi giá tránh di chuyển giữa các tỉnh” và nếu buộc phải di chuyển, người dân cần tự cách ly và báo cáo với lực lượng y tế địa phương.

Những hòn đảo du lịch trên vịnh Thái Lan như Phuket, Koh Samui, Koh Pha Ngan và Koh Tao yêu cầu du khách nội địa phải có giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2, theo tờ The Thaiger

Các nước Đông Nam Á áp dụng biện pháp phòng dịch như thế nào? - ảnh 1
Những du khách quốc tế đầu tiên tới Phuket (Thái Lan) sau khi mô hình "hộp cát" được áp dụng hôm 1-7. Ảnh: REUTERS

Riêng Phuket còn được thí điểm mở cửa cho du khách quốc tế theo mô hình “hộp cát” (sandbox), yêu cầu khách nước ngoài phải được vaccine đầy đủ và xét nghiệm COVID-19 khi nhập cảnh cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, tỉnh Phuket vẫn ghi nhận một số ca nhiễm trong cộng đồng, khiến giới chức Thái Lan không khỏi đau đầu.

Bộ Y tế công cộng Thái Lan thông báo sẽ nâng công suất bệnh viện dã chiến Bussarakham từ 1.200 lên 4.000 giường bệnh. Đây là bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, chủ yếu cho thị dân Bangkok, có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.

Thái Lan đã bắt đầu cho phép các bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng được cách ly, điều trị tại nhà và yêu cầu bệnh nhân phải cài các ứng dụng công nghệ hỗ trợ theo dõi, thăm khám.

Thái Lan đã có 294.653 ca nhiễm COVID-19, bao gồm 2.333 trường hợp đã tử vong. Bốn ngày gần đây, số ca nhiễm mới dao động quanh mức 6.000, trong khi số ca tử vong có khi lên tới 61 trường hợp trong 24 giờ.

Lào: Chính quyền Vientiane hôm 4-7 đã quyết định lệnh phong tỏa vốn có hiệu lực từ ngày 19-6 sẽ tiếp tục được thực hiện tới ít nhất là ngày 19-7, song một số quy định đã được nới lỏng, theo tờ The Laotian Times.

Trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, siêu thị và chợ vẫn hoạt động. Các tiệm làm tóc ở các vùng không thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ được mở cửa trở lại. Tất cả phải đảm bảo các quy dịnh phòng dịch. Nhà hàng, quán cà phê chỉ được phép bán mang về.

Chính quyền Vientiane giải thích rằng tình hình dịch tại các nước láng giềng vẫn còn phức tạp, trong khi biến thể Delta cực kỳ nguy hiểm đã xuất hiện ở nước này, buộc giới chức phải kéo dài thời gian phong tỏa.

Lào thừa nhận các biện pháp phong tỏa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế đất nước nhưng nhấn mạnh kiểm soát COVID-19 là điều cần thiết hơn.

Ngày 5-7, Lào báo cáo thêm 56 ca nhiễm COVID-19 (gồm 12 trường hợp là do lây nhiễm trong nước), tăng đang kể so với những ngày trước đó. Thủ đô Vientiane đã có ca lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên sau năm ngày liên tiếp không có trường hợp mắc mới do lây nhiễm trong nước. Trước đó, tỉnh Vientiane liền kề là địa phương liên tục phát hiện các các mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Campuchia: Từ ngày 1-7, Thủ tướng Hun Sen đã yêu cầu giới chức nước này tăng cường kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh bằng đường bộ, đường biển và đường sông giữa nước này với các nước láng giềng. 

Các nước Đông Nam Á áp dụng biện pháp phòng dịch như thế nào? - ảnh 2
Người dân thủ đô Phnom Penh (Campuchia) xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: REUTERS

Toàn bộ người nhập cảnh cần được xét nghiệm nhanh COVID-19, không có ngoại lệ. Ông Hun Sen nhấn mạnh xét nghiệm, nhất là xét nghiệm nhanh, sẽ tiếp tục là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Các địa phương cũng phải chuẩn bị tốt để lập các trung tâm cách ly tập trung khi cần thiết, nhất là ở các tỉnh giáp Thái Lan.

Trong tháng trước, Campuchia ghi nhận 22 trường hợp nhiễm biến thể Delta và Delta Plus trong số những lao động trở về từ Thái Lan. Những người này được cách ly và điều trị tại các cơ sở y tế riêng biệt, theo tờ Khmer Times.

Ông Hun Sen cũng yêu cầu đảm bảo nguồn cung sản phẩm y tế để phòng ngừa và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 như đồ bảo hộ, máy trợ thở, oxy y tế, thuốc điều trị…

Quân đội và cảnh sát cũng được lệnh đẩy nhanh xét nghiệm để kịp thời phát hiện bất kỳ ca nhiễm nào trong các lực lượng này.

Indonesia: Từ ngày 3-7 tới sớm nhất là ngày 20-7, lệnh phong tỏa một phần có hiệu lực ở thủ đô Jakarta, đảo Bali và đảo chính Java, theo tờ The Jakarta Post. Dịch COVID-19 tại nước này đang ngày càng nghiêm trọng phần lớn do sự lây lan của biến thể Delta.

Lao động ở các ngành nghề không thiết yếu buộc phải làm việc ở nhà. Các lớp học cũng chỉ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

Các phương tiên giao thông công cộng phải giảm công suất chở khách. Chỉ người đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính mới được di chuyển nội địa bằng đường hàng không. 

Các nước Đông Nam Á áp dụng biện pháp phòng dịch như thế nào? - ảnh 3
Phun khử khuẩn tại TP Surakarta (đảo Java, Indonesia) hôm 25-6. Ảnh: REUTERS

Số ca nhiễm COVID-19 tại Indonesia đã là gần 2.314.000, trong đó 61.140 trường hợp đã không qua khỏi. Số ca nhiễm mới mỗi ngày đang ở mức cao nhất kể từ đầu dịch, riêng ngày 5-7, con số này gần chạm mức 30.000 ca.

Malaysia vẫn tiếp tục thực hiện lênh phong tỏa toàn quốc. Thủ tướng Muhyiddin Yassin tuyên bố chỉ nới lỏng phong tỏa nếu số ca nhiễm mới giảm xuống dưới mức 4.000 ca mỗi ngày - điều mà nước này vẫn chưa thể đạt được trong hơn sáu tuần qua.

Riêng tại thủ đô Kuala Lumpur và bang Selangor lân cận, các lệnh hạn chế di chuyển được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Cùng với đó, chỉ những doanh nghiệp thiết yếu, bao gồm các nhà máy sản xuất thực phẩm và nhu yếu phẩm, mới được phép hoạt động.

Malaysia đã báo cáo hơn 785.000 ca nhiễm COVID-19, bao gồm 5.574 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm mới mỗi ngày đã giảm so với mức đỉnh hơn 9.000 hồi cuối tháng 5, nhưng vẫn ở mức cao trên 6.000. Số ca tử vong mới trong 24 giờ cũng nhiều lần vượt mức 100.

Singapore đã chuẩn bị tinh thần cho kịch bản số ca nhiễm mới mỗi ngày không thể trở về mức 0.

Một kế hoạch bao quát với bốn trọng tâm là vaccine, xét nghiệm và truy vết, cải thiện phương pháp điều trị và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội đã được vạch ra từ nửa tháng trước.

Singapore đang nghiên cứu cách tiếp cận “sống chung với COVID-19” theo hướng nối lại du lịch và nới lỏng hạn chế di chuyển, nới lỏng các quy định quản lý an toàn và tiếp tục các hoạt động tụ tập, cho phép bệnh nhân bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng tự cách ly, điều trị tại nhà và người dân thường xuyên tự xét nghiệm.

Tính tới ngày 5-7, Singapore đã phát hiện 62.630 ca nhiễm COVID-19, bao gồm 36 bệnh nhân đã tử vong. Những ngày qua, số ca nhiễm mới đã giảm đáng kể nhưng lác đác vẫn có các ca nhiễm trong cộng đồng. 

Xem thêm: lmth.443899-oan-eht-uhn-hcid-gnohp-pahp-neib-gnud-pa-a-man-gnod-coun-cac/neik-us/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các nước Đông Nam Á áp dụng biện pháp phòng dịch như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools