Theo thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, giới chức nước này đã tịch thu hơn 300 tài khoản tiền điện tử, 4 trang web và 4 trang Facebook, tất cả đều liên quan đến các tổ chức phiến quân Sunni-Jihad. Quả vậy, các tài liệu hồ sơ tội phạm được giải mật cho thấy đây là vụ tịch thu tiền điện tử lớn nhất từ trước tới nay bởi các cơ quan tình báo Mỹ trong bối cảnh khủng bố.
Các đặc vụ chống khủng bố của Mỹ đã phân tích những giao dịch tiền điện tử trên blockchain, một dạng sổ an toàn công khai dành cho ngân sách trực tuyến, và sử dụng những hoạt động bí mật, cũng như lệnh khám xét trên các tài khoản email nhằm thiết lập dấu vết tiền bạc của các tổ chức khủng bố Sunni đã được liệt kê chi tiết trong 87 trang báo cáo tòa án liên bang Washington D.C.
Khủng bố Trung Á núp dưới vỏ bọc từ thiện
Các tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ hé lộ rằng trong một số trường hợp thì al Qaeda và các tổ chức khủng bố có liên đới ở Syria đã hoạt động dưới vỏ bọc của những tổ chức từ thiện Al Sadaqah và Reminder for Syria.
Cũng cần lưu ý rằng một số tổ chức Salafi-Jihad ở Trung Á có liên quan đến al Qaeda cũng thường xuyên hoạt động dưới chiếc ô từ thiện Al Sadaqah nhằm “rửa” tiền bitcoin cũng như kêu gọi quyên góp tiền điện tử thông qua các kênh Telegram nhằm thực hiện những mục tiêu khủng bố xa hơn.
Song không có nghĩa là các tổ chức khủng bố Hồi giáo từ thời hậu Xôviết gây quỹ thông qua hoạt động từ thiện Al Sadaqah của al Qaeda, thể hiện thông qua các tài khoản mà Bộ Tư pháp bắt được.
Mà nó đã là một truyền thống trong thế giới Hồi giáo khi mà những tổ chức từ thiện và các quỹ từ thiện đều tự đặt tên cho họ là Al Sadaqah và Zakat, và trong kinh Qur'an thì những cái tên này có nghĩa là phục vụ cho các “mục đích từ thiện tình nguyện”.
Phân tích các chiến dịch tài chính của các nhóm phiến quân Trung Á có liên quan đến al Qaeda cho thấy họ thường xuyên quyên góp tiền điện tử thông qua 2 quỹ từ thiện Al Sadaqah và Zakat.
Nhằm khám phá quy mô của các chiến dịch quyên góp cộng đồng của Salafi-Jihad Jamaat ở Trung Á, tình báo Mỹ đã phân tích chi tiết những hoạt động mạng xã hội của các tổ chức khủng bố khi chúng quyên góp Bitcoins, đồng USD, đồng rouble Nga và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 2 năm qua.
Vì bị liệt vào danh sách những tổ chức khủng bố nên các tổ chức này đã tiến hành hoạt động quyên góp tinh vi thông qua môi trường không gian mạng.
"Nhà tư tưởng" về thánh chiến hiện đại Abu Qatada al-Falastini. Ảnh nguồn: Wikipedia. |
Trước khi làm chủ phức hợp công nghệ các công cụ mạng nhằm quyên góp quỹ bitcoin trong không gian mạng, các chiến binh Thánh chiến Trung Á đã sử dụng “hệ thống chuyển tiền hawala”(hệ thống chuyển tiền không chính thức thông qua những nhà môi giới tiền tệ).
Thỉnh thoảng họ cũng sử dụng các kênh chuyển tiền “trao tay” thông thường, nơi chủ yếu dựa vào lòng tin, những mối quan hệ gia đình hoặc quan hệ khu vực đóng một vai trò quan trọng.
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc (UN), các tổ chức khủng bố như Katibat Tawhid wal Jihad (KTJ), Katibat Imam al Bukhari (KIB) Tổ chức Jihad Hồi giáo (IJG) đang dẫn đầu cuộc Thánh chiến ở tỉnh Idlib (Syria) đã có những mối quan hệ tài chính gần gũi với các nhánh của nó ở Afghanistan.
Nhóm giám sát trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) tuyên bố rằng “những khoản thanh toán đều đặn hàng tháng khoảng 30.000 USD đã chuyển tới Afghanistan thông qua hệ thống Hawala cho KTJ”.
Báo cáo của UN khẳng định rằng “tương tự như KTJ, KIB thường gửi các hỗ trợ tài chính từ nhánh của nó ở Istanbul thông qua hệ thống Hawala đến Afghanistan. Tiền được chuyển đến bởi những người giao dịch không chính thức đến từ Maymana, thủ phủ của tỉnh Faryab (Afghanistan).
Nguồn gốc ban đầu của số tiền này là từ hoạt động buôn lậu nhiên liệu, lương thực và thuốc men từ nước láng giềng Turkmenistan. Theo báo cáo của UN thì “do thiệt hại về vật chất, Phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMU) và nhóm phiến quân JamaatAnsarullah (JA) ở Tajikistan đã buộc phải tham gia vào hoạt động tội phạm bao gồm chuyển lậu thuốc dọc theo tuyến phía Bắc Afghanistan.
Các chiến binh của Malhama Tactical sau một khóa huấn luyện. Ảnh nguồn: Central.asia-news. |
Phương thứcmới của khủng bố thánh chiến
Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin, thánh chiến Trung Á cũng bắt đầu khai thác hệ thống giao dịch tài chính mới mẻ này nhằm hỗ trợ cho các cuộc tấn công cùng các hoạt động khủng bố khác.
Được biết các nhóm khủng bố Salafi-Jihad do al Qaeda chống lưng đang tìm cách thanh lọc Hồi giáo khỏi bất kỳ cải tiến nào (Bidah) và tuân thủ nghiêm ngặt luật Sharia. Lần đầu tiên các tổ chức khủng bố Trung Á chấp nhận dùng bitcoin cho các mục đích Thánh chiến ở Syria đã xuất hiện trên kênh Telegram vào năm 2017.
Al-Sadaqah sử dụng tiếng Anh trên kênh Telegram để kêu gọi những nhà hảo tâm phương Tây nói tiếng Anh đóng góp tiền bitcoin hỗ trợ tài chính cho Malhama Tactical (nhóm nhà thầu quân sự tư nhân ở Trung Á) và các chiến binh Mujahideen chống lại chế độ Tổng thống Assad ở miền Bắc Syria.
Như nhóm tác giả đã phân tích trước đây, Malhama Tactical là một nhà thầu Thánh chiến tư nhân hoạt động ở khu vực Idlib-Aleppo của Syria. Nhà thầu này được thành lập bởi một thành viên Thánh chiến người Uzbekistan tên là Abu Salman (tên thật của hắn ta là Sukhrob Baltabaev) đến từ thành phố Osh (miền Nam Kyrgyzstan) vào tháng 5 năm 2016.
Người này có quan hệ gần gũi với Hayat Tahrir al-Sham (HTS) là phe chiến binh mạnh nhất ở miền Bắc Syria. Malhama Tactical còn được biết là đã thường xuyên tiến hành huấn luyện quân sự cho các chiến binh của HTS, Ahrar al-Sham, Ajnad al Kavkaz và Đảng hồi giáo Turkistan.
Sau cái chết của Abu Salman (tháng 8 năm 2019), Ali Ash-Shishani (công dân Bắc Caucasus thuộc Nga) đã trở thành thủ lĩnh mới của Malhama Tactical. Trong 2 năm 2017-2018, tổ chức al-Sadaqah đã kêu gọi quyên góp từ thiện trên các kênh Telegram “người cho tiền sẽ đưa tiền vào một ví Bitcoin ẩn danh vì mục đích an toàn cho các anh em Mujahideen của Malhama Tactical”.
Giới tình báo Mỹ cũng không rõ al-Sadaqah đã huy động được bao nhiêu tiền bitcoin nhằm gây quỹ cho các hoạt động của Thánh chiến Trung Á. Nhưng theo một báo cáo trên mạng của Malhama Tactical thì quyên góp cộng đồng có kết quả khá khả quan.
Trong lần đăng đàn vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, Malhama Tactical đã đăng một video trên kênh Telegram có hình ảnh một trại huấn luyện mới được xây dựng cũng như mua súng trường, thiết bị nhìn ban đêm cùng các loại đạn hiện đại khác.
Kể từ năm 2018, các tổ chức phiến quân KTJ, KIB và TIP đã bắt đầu một chiến dịch gây quỹ từ tiền bitcoin trên mạng. Sở dĩ các tổ chức này nhắm đến bitcoin là vì tính ẩn danh của việc gây quỹ, khả năng chuyển tiền linh hoạt, tính bảo mật của tài trợ tấn công, độ tin cậy và khối lượng tiền trên mạng. Mỗi lần huy động vốn từ cộng đồng, các tổ chức này thường sẽ tuyên bố rõ ràng là họ sẽ dùng bitcoin vào những mục đích gì.
Một áp phích đăng trên Telegram kêu gọi quyên góp tiền Bitcoin cho hoạt động Thánh chiến Trung Á. Ảnh nguồn: The New York Times. |
Vào ngày 18 tháng 6 năm 2020, các phiến quân KTJ đã công bố ý tưởng của nhà tư tưởng về thánh chiến hiện đại Abu Qatada al-Falastini trên kênh Telegram rằng liệu hoạt động quyên góp cộng đồng lấy Bitcoin cho các mục đích Thánh chiến có mâu thuẫn với Hồi giáo hay không.
Như đã biết, vẫn luôn có những tranh cãi đang nổ ra giữa các học giả trong thế giới Hồi giáo về việc liệu có nên dùng các loại tiền điện tử như Bitcoin mà không bị xem là phá vỡ nguyên tắc của luật Sharia.
Học giả Abu Qatada cho rằng có thể chấp nhận việc dùng tiền Bitcoin để bảo vệ cộng đồng Hồi giáo và thực hiện Thánh chiến, nhưng cùng lúc ông cũng cảnh báo chớ nên tin tưởng hoàn toàn vào Bitcoin.
Theo ông Abu Qatada thì những kẻ thù của đạo Hồi có thể hủy diệt loại tiền điện tử này trong tương lai và nếu nó mất giá trị hiện tại thì liền đó những người Hồi sùng đạo đã trót tiết kiệm bằng tiền Bitcoin sẽ khánh kiệt.
Abu Qatada al Falastini là một nhà tư tưởng Salafi hết mực được kính trọng trong số các chiến binh Thánh chiến Trung Á, ông từng tiếp chuyện với nhóm KTJ phải thề (Lời thề trung thành) với thủ lĩnh al Qaeda, Ayman al Zawahiri, vào năm 2015.
Ngày 25 tháng 6 năm 2020, KTJ đã đăng một thông báo về chiến dịch quyên góp tiền điện tử trên kênh Telegram của nó nhằm mục đích giúp cho Thánh chiến Uzbekistan có tiền trang bị vũ khí quân sự hiện đại.
Nhóm này đăng một bức ảnh về giá của các loại quân trang và vũ khí như súng trường tấn công AK-47 Kalashnikov có giá 300 USD, bộ đồ đeo hộp đạn AK-47 giá 20 USD, áo khoác dã chiến giá 50 USD, ủng chiến đấu quân sự giá 30 USD. Tổng cộng 1 chiến binh Mujahideen cần phải trang bị vũ khí và quân trang hết 400 USD.
Một tháng sau đó trên kênh Telegram của nhóm này loan báo đã quyên góp được 4.000 USD bao gồm 8 bộ vũ khí và quân trang được mua cho phiến quân Mujahideen của Uzbekistan. Những dự án khác của các nhóm Salafi-Jihad Trung Á là chiến dịch quyên góp Bitcoin để mua xe gắn máy cho các chiến binh Inghimasi, camera, máy vô tuyến cầm tay, súng bắn tỉa và những thiết bị nhìn đêm.
Đối với mỗi dự án, có một tài khoản đóng tách biệt được mở trên trang web của các tổ chức Thánh chiến ngay trên kênh Telegram, sau khi các tài khoản Bitcoin và Monero cũng như thông tin liên hệ đều bị đóng.
Một dự án huy động tiền khác cũng mở trên kênh Telegram vào ngày 29 tháng Giêng năm 2020 với tên gọi là “Giúp đỡ các chị em Hồi giáo bị giam cầm” với tuyên bố là quyên góp tiền để giải phóng phụ nữ IS ở Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đang bị quản thúc trong các trại di cư al-Hol (Đông Bắc Syria) do Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn nắm quyền kiểm soát.
Thánh chiến KTJ từng đăng các bức ảnh chụp phụ nữ Trung Á cùng con của họ giơ các tấm áp phích có dòng chữ “Chúng tôi cần giúp đỡ” ở Kyrgyzstan, và đề nghị các tín đồ Hồi giáo quyên tiền để chuộc họ khỏi bị giam giữ bởi lực lượng người Kurd. Kênh Telegram này sau đó đã bị quản trị viên chặn.
Dự án quyên góp lớn nhất hàng năm do các tổ chức Salafi-Jihad Trung Á được tiến hành vào trước các ngày lễ Eid al-Fitr và Eid al-Adha của người Hồi giáo, trong thời gian đó các tín đồ phải trả Zakat (thuế nghĩa vụ) và Sadaqah (bố thí tự nguyện).
Theo kinh Qur'an, những người nhận Zakat và Sadaqah bao gồm người nghèo và thiếu thốn, con nợ, tình nguyện viên tham gia Thánh chiến và các tín đồ hành hương. Các trang web của Thánh chiến Jamaat Trung Á tiết lộ hoạt động quyên góp của họ thường diễn ra trong suốt Tháng Ramadan.
Để tránh nguy cơ bị chặn hoặc bị theo dõi, các tổ chức này đã tạo ra một nhóm tạm thời gọi là “Zakat”: nơi sẽ nhận tiền quyên góp. Ví Zakat sẽ nhận số tiền quyên góp từ các di dân lao động Trung Á ở Nga từ 150 USD đến 220 USD mỗi lần để mua gia súc, và chúng bị giết thịt như một cách tri ân các nhà hảo tâm.
Sau tháng Ramadan và các kỳ lễ Eid al-Fitr và Eid al-Adha, nhóm Zakat trên kênh Telegram đã đóng lại.
Văn Chương (Tổng hợp)Xem thêm: /046846-ob-gnuhk-auc-pog-neyuq-yad-gnoud-ahp-teirt-yM-oab-hniT/tam-os-oH/nv.moc.dnac.gtna