vĐồng tin tức tài chính 365

Thu thuế nền tảng trực tuyến: Phải cột trách nhiệm 4 nhóm đối tượng

2021-07-10 18:54

Song hành với việc Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định 72 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ Tài chính hiện đang gấp rút hoàn thiện các quy định về khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số. Điều quan trọng là phải quy định rõ trách nhiệm của các nhóm đối tượng liên quan các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới, làm cơ sở thực hiện việc thu đúng, thu đủ thuế với các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới đang hoạt động và có nguồn thu lớn tại Việt Nam như Google, Facebook, Youtube, Amazon hay Netflix...

Số thu thuế vẫn quá… ít ỏi

Việc thu thuế với những “gã khổng lồ” có doanh thu hàng tỉ đô như Google, Facebook, Youtube và với các tổ chức, cá nhân bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội đang và sẽ tiếp tục được triển khai tại Việt Nam như thế nào là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Đặc biệt kể từ ngày 1.8.2021 tới đây khi Thông tư 40/2021 của Bộ Tài chính có hiệu lực, toàn bộ các sàn giao dịch TMĐT đang hoạt động tại Việt Nam bắt đầu phải kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn. Chính vì vậy theo Giám đốc Tài chính Công ty Shopee - bà Nguyễn Thị Hương Giang, Nhà nước cần có quy định để quản lý chặt các cá nhân bán hàng trên nền tảng mạng xã hội như Google, Facebook, Youtube, TikTok… để đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Trong khi đó theo bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế), đối với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, YouTube hay Facebook, cơ quan thuế đang thực hiện quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo của các công ty này hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam. Như vậy, hiện các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài phải thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các nhà thầu, tổ chức nước ngoài.

Theo đó với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức như Google, YouTube và Facebook, số thu từ các tổ chức Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo trên mạng với tổ chức nước ngoài tăng dần qua các năm qua. Cụ thể từ 46,86 tỉ đồng năm 2016 tăng lên 1.010 tỉ đồng trong năm 2019 và tiếp tục tăng lên 1.143 tỉ đồng trong năm 2020 là (trong đó thuế giá trị gia tăng là 519 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 624 tỉ đồng).

Tuy nhiên tại một số địa phương như TP. HCM, để quản lý và thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT trên các trang web, Facebook, Youtube…, Cục Thuế TP. HCM thực hiện rà soát 14.951 trang web từ đó xác định 1.092 chủ trang web thuộc đối tượng chịu thuế. Song quá trình làm việc mới có 56 cá nhân tự giác kê khai với số thuế khai bổ sung và tiền chậm nộp là 1,83 tỉ đồng. Cơ quan thuế sau đó xử lý qua kiểm tra đối với 580 doanh nghiệp và cá nhân với tổng số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 18,5 tỉ đồng.

Hơn nữa theo thông tin từ Bộ TTTT, tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh Youtube bật nút kiếm tiền. Trong số này chỉ có 5.000 kênh, tương đương 30% chịu sự quản lý từ các công ty mạng của Youtube tại Việt Nam, có kê khai và nộp thuế đầy đủ. Sự chênh lệch về số lượng tài khoản có doanh thu với số lượng có kê khai nộp thuế cho thấy con số hơn 1.000 tỉ đồng thuế được thu trong các năm 2019 – 2020 vừa qua dường như vẫn là quá ít ỏi so với doanh thu thực tế và không phản ánh đúng quy mô của thị trường quảng cáo Việt Nam.

Quy định rõ trách nhiệm từng nhóm đối tượng liên quan

Từ thực tế trên, việc cơ quan quản lý nhà nước cần sớm hoàn thiện các quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT cũng như kinh doanh dựa trên nền tảng số, đặc biệt với các đơn vị như Google, YouTube hay Facebook đang là yêu cầu rất cấp thiết, đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Thực tế căn cứ quy định của các Luật thuế hiện hành, các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (trong đó có Netflix, Facebook, Google,…) thuộc đối tượng phải kê khai, nộp thuế tại Việt Nam. Tuy nhiên các đối tượng này có thể thực hiện nghĩa vụ thuế trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam. Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế đang tiếp tục thu thập dữ liệu từ các ngân hàng thương mại và thực hiện các biện pháp hướng dẫn, gửi các thông báo yêu cầu thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế. Hàng năm số tiền thuế, tiền chậm nộp được nộp vào ngân sách hàng năm khoảng 1.000 tỉ đồng.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, trong thời gian tới cơ quan này sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn liên quan đến việc nộp thuế của các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông quan nền tảng kỹ thuật số. Đáng chú ý, trên cơ sở các nội dung quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019, Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020. Theo đó, dự thảo thông tư sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký thuế, thủ tục khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có liên quan trong trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

“Dự thảo thông tư được dự thảo trên cơ sở quy định tại Luật Quản lý thuế và các luật về chính sách thuế đảm bảo phù hợp với mô hình kinh doanh của các tổ chức nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhằm hạn chế việc tránh và trốn thuế” – đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.

Trong đó bên được ủy quyền có trách nhiệm cung cấp chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, cũng như đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm nếu có.

Xem thêm: odl.049829-gnout-iod-mohn-4-meihn-hcart-toc-iahp-neyut-curt-gnat-nen-euht-uht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thu thuế nền tảng trực tuyến: Phải cột trách nhiệm 4 nhóm đối tượng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools